Text Practice Mode
Sao Chung Ta Lai Ngu - Matthew Walker CHƯƠNG 15 GIẤC NGỦ VÀ XÃ HỘI VIỆC SỬ DỤNG VÔ NHÂN ĐẠO SỰ MẤT NGỦ TRONG XÃ HỘI
created Yesterday, 15:37 by thanhhhh
0
460 words
11 completed
1
Rating visible after 3 or more votes
saving score / loading statistics ...
00:00
Kinh doanh không phải là lĩnh vực duy nhất khiến thiếu ngủ và
đạo đức va chạm với nhau. Chính phủ và quân đội mới chính là vết
nhơ đáng hổ thẹn hơn.
Kinh ngạc trước tổn hại về tinh thần và thể chất do thiếu ngủ kéo
dài gây ra, vào những năm 1980, Tổ chức kỉ lục Thế giới Guinness
không còn ghi nhận bất kỳ nỗ lực nào để phá vỡ kỷ lục thế giới về
việc thiếu ngủ. Tổ chức này thậm chí còn bắt đầu xóa bỏ các kỉ lục
thiếu ngủ từ các biên niên sử trước của mình vì sợ rằng chúng sẽ
khuyến khích các hành vi kiêng ngủ có chủ ý trong tương lai. Cũng vì
lý do tương tự mà các nhà khoa học không có được nhiều bằng
chứng về tác động lâu dài của việc thiếu ngủ hoàn toàn (hơn 1 - 2
đêm). Chúng ta cảm thấy điều đó không thể chấp nhận về mặt đạo
đức khi áp đặt trạng thái đó lên con người - và dần dần là lên bất cứ
loài nào.
Một số chính phủ lại không chia sẻ cùng những giá trị đạo đức
này. Họ buộc những người thiếu ngủ chống lại ý muốn của chính bản
thân dưới sự bảo trợ của tra tấn. Bối cảnh nguy hiểm về đạo đức và
chính trị này có vẻ giống như một chủ đề lạc lõng trong cuốn sách.
Nhưng tôi đề cập đến nó bởi vì nó làm sáng tỏ mạnh mẽ được cách
nhân loại phải đánh giá lại quan điểm của mình về giấc ngủ ở cấp
cao nhất của cấu trúc xã hội - cấp chính phủ - và bởi vì nó cung cấp
một ví dụ rõ ràng về cách chúng ta có thể kiến tạo nên nền văn minh
ngày càng đáng ngưỡng mộ nhờ tôn trọng, thay vì lạm dụng giấc
ngủ.
Một báo cáo năm 2007 có tựa đề “Không để lại dấu vết: Kĩ thuật
thẩm vấn nâng cao và nguy cơ tội phạm” cung cấp lời giải thích
không mấy an tâm về các thực tiễn như vậy ở thời hiện đại. Tài liệu
này được Tổ chức Thầy thuốc và Nhân quyền biên soạn, là một
nhóm biện hộ tìm cách chấm dứt sự tra tấn ở con người. Đúng như
tiêu đề của báo cáo, nhiều phương pháp tra tấn hiện đại được thiết
kế để không để lại bất kì bằng chứng hành hung nào. Tước đoạt giấc
ngủ chính là hình mẫu điển hình của mục đích đó và tại thời điểm tôi
viết cuốn sách này, nó vẫn được nhiều quốc gia dùng để thẩm vấn
đạo đức va chạm với nhau. Chính phủ và quân đội mới chính là vết
nhơ đáng hổ thẹn hơn.
Kinh ngạc trước tổn hại về tinh thần và thể chất do thiếu ngủ kéo
dài gây ra, vào những năm 1980, Tổ chức kỉ lục Thế giới Guinness
không còn ghi nhận bất kỳ nỗ lực nào để phá vỡ kỷ lục thế giới về
việc thiếu ngủ. Tổ chức này thậm chí còn bắt đầu xóa bỏ các kỉ lục
thiếu ngủ từ các biên niên sử trước của mình vì sợ rằng chúng sẽ
khuyến khích các hành vi kiêng ngủ có chủ ý trong tương lai. Cũng vì
lý do tương tự mà các nhà khoa học không có được nhiều bằng
chứng về tác động lâu dài của việc thiếu ngủ hoàn toàn (hơn 1 - 2
đêm). Chúng ta cảm thấy điều đó không thể chấp nhận về mặt đạo
đức khi áp đặt trạng thái đó lên con người - và dần dần là lên bất cứ
loài nào.
Một số chính phủ lại không chia sẻ cùng những giá trị đạo đức
này. Họ buộc những người thiếu ngủ chống lại ý muốn của chính bản
thân dưới sự bảo trợ của tra tấn. Bối cảnh nguy hiểm về đạo đức và
chính trị này có vẻ giống như một chủ đề lạc lõng trong cuốn sách.
Nhưng tôi đề cập đến nó bởi vì nó làm sáng tỏ mạnh mẽ được cách
nhân loại phải đánh giá lại quan điểm của mình về giấc ngủ ở cấp
cao nhất của cấu trúc xã hội - cấp chính phủ - và bởi vì nó cung cấp
một ví dụ rõ ràng về cách chúng ta có thể kiến tạo nên nền văn minh
ngày càng đáng ngưỡng mộ nhờ tôn trọng, thay vì lạm dụng giấc
ngủ.
Một báo cáo năm 2007 có tựa đề “Không để lại dấu vết: Kĩ thuật
thẩm vấn nâng cao và nguy cơ tội phạm” cung cấp lời giải thích
không mấy an tâm về các thực tiễn như vậy ở thời hiện đại. Tài liệu
này được Tổ chức Thầy thuốc và Nhân quyền biên soạn, là một
nhóm biện hộ tìm cách chấm dứt sự tra tấn ở con người. Đúng như
tiêu đề của báo cáo, nhiều phương pháp tra tấn hiện đại được thiết
kế để không để lại bất kì bằng chứng hành hung nào. Tước đoạt giấc
ngủ chính là hình mẫu điển hình của mục đích đó và tại thời điểm tôi
viết cuốn sách này, nó vẫn được nhiều quốc gia dùng để thẩm vấn
