Text Practice Mode
Sóng ánh sáng
created Yesterday, 02:39 by NgocLinh
0
527 words
23 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
saving score / loading statistics ...
00:00
Là một dạng sóng điện từ, bao gồm cả thành phần điện trường và từ trường dao động vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. Ánh sáng không cần môi trường vật chất để truyền đi nghĩa là nó có thể di chuyển qua chân không.
Các đặc điểm:
- Là sóng điện từ
- Tốc độ ánh sáng: Trong chân không xấp xỉ 300.000 km/s. Khi truyền qua môi trường khác (nước, thủy tinh, không khí,...) tốc độ ánh sáng giảm đi do hiện tượng khúc xạ.
- Lưỡng tính sóng hạt.
Sắp xếp theo tần số từ cao đến thấp (từ bước sóng ngắn đến dài):
- Tia gamma: Năng lượng rất cao, có thể xuyên qua hầu hết vật liệu. Dùng trong y học để diệt tế bào ung thư; nghiên cứu hạt nhân.
- Tia X (X-ray): Có thể xuyên qua mô mềm nhưng không xuyên qua được xương. Ứng dụng trong chụp X-quang y tế, kiểm tra an ninh, phân tích vật liệu
- Tia cực tím (UV - Ultraviolet): Có thể gây tổn thương da. Ứng dụng diệt khuẩn, làm đèn huỳnh quang, phân tích sinh học.
- Ánh sáng nhìn thấy: Chỉ khi tần số nằm trong khoảng này, mắt thương mới có thể nhìn thấy (các tia còn lại thì không thấy), gồm 7 màu từ tìm đến đỏ. Ứng dụng chiếu sáng, hiển thị hình ảnh, truyền tín hiệu qua cáp quang.
- Tia hồng ngoại (IR - Infrared): Tuy không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng có thể cảm nhận được dưới dạng nhiệt. Ứng dụng Camera hồng ngoại, điều khiển từ xa, cảm biến nhiệt.
- Sóng vi ba (Microwave): Truyền qua không gian tốt, không bị hấp thụ nhiều bởi khí quyển. Ứng dụng làm lò vi sóng, radar, truyền tín hiệu viễn thông
- Sóng vô tuyến (Radio Wave): Dùng để truyền thông tin xa, dễ bị nhiễu. Ứng dụng phát thanh, truyền hình, sóng Wi-Fi, tín hiệu GPS
Quy luật chung: Tần số càng cao - bước sóng càng ngắn - Năng lượng càng lớn.
Một số điểm thú vị:
- Ánh sáng có thể bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn: Theo thuyết tương đối của Einstein, ánh sáng có thể bị bẻ cong khi đi qua một trường hấp dẫn mạnh, như một lỗ đen. Đây là hiện tượng "thấu kính hấp dẫn", sử dụng trong thiên văn để quan sát các vật thể xa xôi.
- Nhờ bản chất sóng điện từ, nên không giống với âm thanh, ánh sáng có thể truyền trong chân không (môi trường không có không khí)
- Màu sắc của ánh sáng là do bước sóng quyết định.
- Tia hồng ngoại giúp nhìn trong bóng tối, tuy nhiên con người lại không thể nhìn thấy được tia hồng ngoại, nhưng nhiều loài động vật (rắn,..) có thể cảm nhận nó để săn mồi trong đêm.
- Có ánh sáng nhưng chúng ta không nhìn thấy, con người chỉ có thể nhìn thấy được ánh sáng trong phạm vi từ 400 - 700 nm (từ tím tới đỏ)
Các đặc điểm:
- Là sóng điện từ
- Tốc độ ánh sáng: Trong chân không xấp xỉ 300.000 km/s. Khi truyền qua môi trường khác (nước, thủy tinh, không khí,...) tốc độ ánh sáng giảm đi do hiện tượng khúc xạ.
- Lưỡng tính sóng hạt.
Sắp xếp theo tần số từ cao đến thấp (từ bước sóng ngắn đến dài):
- Tia gamma: Năng lượng rất cao, có thể xuyên qua hầu hết vật liệu. Dùng trong y học để diệt tế bào ung thư; nghiên cứu hạt nhân.
- Tia X (X-ray): Có thể xuyên qua mô mềm nhưng không xuyên qua được xương. Ứng dụng trong chụp X-quang y tế, kiểm tra an ninh, phân tích vật liệu
- Tia cực tím (UV - Ultraviolet): Có thể gây tổn thương da. Ứng dụng diệt khuẩn, làm đèn huỳnh quang, phân tích sinh học.
- Ánh sáng nhìn thấy: Chỉ khi tần số nằm trong khoảng này, mắt thương mới có thể nhìn thấy (các tia còn lại thì không thấy), gồm 7 màu từ tìm đến đỏ. Ứng dụng chiếu sáng, hiển thị hình ảnh, truyền tín hiệu qua cáp quang.
- Tia hồng ngoại (IR - Infrared): Tuy không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng có thể cảm nhận được dưới dạng nhiệt. Ứng dụng Camera hồng ngoại, điều khiển từ xa, cảm biến nhiệt.
- Sóng vi ba (Microwave): Truyền qua không gian tốt, không bị hấp thụ nhiều bởi khí quyển. Ứng dụng làm lò vi sóng, radar, truyền tín hiệu viễn thông
- Sóng vô tuyến (Radio Wave): Dùng để truyền thông tin xa, dễ bị nhiễu. Ứng dụng phát thanh, truyền hình, sóng Wi-Fi, tín hiệu GPS
Quy luật chung: Tần số càng cao - bước sóng càng ngắn - Năng lượng càng lớn.
Một số điểm thú vị:
- Ánh sáng có thể bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn: Theo thuyết tương đối của Einstein, ánh sáng có thể bị bẻ cong khi đi qua một trường hấp dẫn mạnh, như một lỗ đen. Đây là hiện tượng "thấu kính hấp dẫn", sử dụng trong thiên văn để quan sát các vật thể xa xôi.
- Nhờ bản chất sóng điện từ, nên không giống với âm thanh, ánh sáng có thể truyền trong chân không (môi trường không có không khí)
- Màu sắc của ánh sáng là do bước sóng quyết định.
- Tia hồng ngoại giúp nhìn trong bóng tối, tuy nhiên con người lại không thể nhìn thấy được tia hồng ngoại, nhưng nhiều loài động vật (rắn,..) có thể cảm nhận nó để săn mồi trong đêm.
- Có ánh sáng nhưng chúng ta không nhìn thấy, con người chỉ có thể nhìn thấy được ánh sáng trong phạm vi từ 400 - 700 nm (từ tím tới đỏ)
