Text Practice Mode
ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TĂNG TỐC, BỨT PHÁ, ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH, PHÁT TRIỂN GIÀU MẠNH, VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG CỦA DÂN TỘC
created Tuesday April 01, 11:21 by MANHVNGNGC
0
654 words
4 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
saving score / loading statistics ...
00:00
Vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu, kết quả nổi bật đạt được trong năm 2024, nhưng chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận còn những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức cần được tiếp tục tập trung xử lý, giải quyết, hóa giải một cách kịp thời, hiệu quả trong thời gian tới. Trong đó, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, sức ép điều hành về tỷ giá, lãi suất, lạm phát còn lớn, nhất là trước những tác động bất lợi từ bên ngoài. Tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn; sức mua thị trường phục hồi chậm, chưa rõ nét. Việc triển khai một số dự án kết cấu hạ tầng còn vướng mắc; giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu.
Thể chế, pháp luật vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn"; tư duy xây dựng pháp luật còn nặng về quản lý hơn là kiến tạo phát triển; quy trình, thủ tục có điểm còn bất cập. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phân cấp, phân quyền còn vướng mắc, vẫn còn nhiều công việc cụ thể ở cấp trung ương; thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh có lĩnh vực còn rườm rà, ách tắc. Lãng phí vẫn còn trong nhiều ngành, lĩnh vực, gây nhiều hệ lụy, làm suy giảm nguồn lực, tăng gánh nặng chi phí, tạo rào cản, bỏ lỡ thời cơ cho phát triển của đất nước.
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa góp phần tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, tầng lớp nhân dân chưa được cải thiện nhiều; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ùn tắc giao thông, ngập úng tại các thành phố lớn còn chậm. Biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, sạt lở, ngập lụt, sụt lún, khô hạn biến động khó lường, gây hậu quả nặng nề. Tình hình tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng và công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở một số địa bàn diễn biến phức tạp...
Những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức nêu trên có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do tình hình thế giới phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức; hậu quả của đại dịch COVID-19 tiếp tục có những ảnh hưởng tiêu cực; trong khi đó thiên tai, bão lũ, nhất là bão số 3 (Yagi) gây hậu quả nặng nề. Nguyên nhân chủ quan là do kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; phân cấp, phân quyền ở một số lĩnh vực còn vướng mắc; một bộ phận cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; việc nắm bắt tình hình, tham mưu, phản ứng chính sách một số trường hợp chưa kịp thời, hiệu quả, chưa tận dụng hết các cơ hội phát triển; tinh thần nỗ lực vượt khó, tự lực, tự cường của một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao…
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình các lĩnh vực và từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý, sâu sắc, góp phần bổ sung, hoàn thiện về tư duy, phương pháp luận, định hướng chính sách và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
Thể chế, pháp luật vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn"; tư duy xây dựng pháp luật còn nặng về quản lý hơn là kiến tạo phát triển; quy trình, thủ tục có điểm còn bất cập. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phân cấp, phân quyền còn vướng mắc, vẫn còn nhiều công việc cụ thể ở cấp trung ương; thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh có lĩnh vực còn rườm rà, ách tắc. Lãng phí vẫn còn trong nhiều ngành, lĩnh vực, gây nhiều hệ lụy, làm suy giảm nguồn lực, tăng gánh nặng chi phí, tạo rào cản, bỏ lỡ thời cơ cho phát triển của đất nước.
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa góp phần tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, tầng lớp nhân dân chưa được cải thiện nhiều; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ùn tắc giao thông, ngập úng tại các thành phố lớn còn chậm. Biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, sạt lở, ngập lụt, sụt lún, khô hạn biến động khó lường, gây hậu quả nặng nề. Tình hình tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng và công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở một số địa bàn diễn biến phức tạp...
Những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức nêu trên có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do tình hình thế giới phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức; hậu quả của đại dịch COVID-19 tiếp tục có những ảnh hưởng tiêu cực; trong khi đó thiên tai, bão lũ, nhất là bão số 3 (Yagi) gây hậu quả nặng nề. Nguyên nhân chủ quan là do kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; phân cấp, phân quyền ở một số lĩnh vực còn vướng mắc; một bộ phận cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; việc nắm bắt tình hình, tham mưu, phản ứng chính sách một số trường hợp chưa kịp thời, hiệu quả, chưa tận dụng hết các cơ hội phát triển; tinh thần nỗ lực vượt khó, tự lực, tự cường của một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao…
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình các lĩnh vực và từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý, sâu sắc, góp phần bổ sung, hoàn thiện về tư duy, phương pháp luận, định hướng chính sách và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
