Text Practice Mode
Trở thành người điều khiển tư duy của cuộc đời mình
created Yesterday, 05:50 by embe
0
436 words
92 completed
3
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Vào ngày cuối tuần, lựa chọn đầu tiên của chúng ta là ngủ nướng, sau khi phát giác và xem xét, có thể ta sẽ lựa chọn dùng thời gian này để học tập, nhưng lúc này sự lựa chọn của ta vẫn là mơ hồ, bởi lúc này đây chất đống những việc mà thường ngày chúng ta muốn làm nhưng chưa làm được. Vừa muốn đọc cuốn sách này, vừa muốn đọc cuốn sách kia, lại còn muốn viết lách, tập gym... do mức độ quan trọng của mỗi việc đều ngang nhau, cuối cùng lại lãng phí thời gian trong phân vân do dự. Rất rõ ràng, đây không phải biểu hiện của năng lực nhận thức cấp cao mạnh, bởi vì bản thân khi đứng trước nhiều lựa chọn đã đắn đo không quyết, ở trong trạng thái mơ hồ. Lúc này đây ta cần nghĩ mọi cách để tìm ra sự lựa chọn quan trọng nhất và là duy nhất, để trong một khoảng thời gian nào đó, bản thân chỉ có một con đường có thể đi. Còn nếu mức độ quan trọng của mỗi việc đều như nhau, vậy thì chọn cái nào cũng được, đều không có tổn thất. Phân vân do dự, việc gì cũng muốn làm, nhưng việc gì cũng làm không xong, đó mới là tổn thất lớn nhất.
Không chỉ cần loại trừ mơ hồ ở những việc nhỏ, mà ở những việc lớn như lựa chọn mục tiêu cuộc đời cũng vậy. Trong cuộc sống, chúng ta cứ luôn cắm đầu vào làm một việc cụ thể mà không hề suy nghĩ gì. Việc gì quan trọng hơn, việc gì quan trọng nhất, làm việc này rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân... bạn đều không rõ. Ví dụ, đối với bạn thì có thể đọc sách chỉ là dùng mắt lướt nhìn câu chữ, nhanh chóng xem hết cuốn sách này, nhưng đối với một số người khác, việc đọc sách chính là đang nói chuyện với những người ở tầng cấp tư duy hoặc kinh tế cao hơn, họ cho việc đọc ý nghĩa như vậy, nên động lực bên trong sẽ khác hoàn toàn. Nếu không nhìn rõ được ý nghĩa, bạn sẽ rơi vào trạng thái mà người khác nói tốt thì bản thân cũng muốn, thế là cái gì cũng muốn học, lại còn muốn nhìn thấy hiệu quả ngay, cuối cùng đương nhiên sẽ là mù quáng hành động nhưng chẳng ổn thỏa được việc gì, dẫn đến càng lo âu hơn.
Không chỉ cần loại trừ mơ hồ ở những việc nhỏ, mà ở những việc lớn như lựa chọn mục tiêu cuộc đời cũng vậy. Trong cuộc sống, chúng ta cứ luôn cắm đầu vào làm một việc cụ thể mà không hề suy nghĩ gì. Việc gì quan trọng hơn, việc gì quan trọng nhất, làm việc này rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân... bạn đều không rõ. Ví dụ, đối với bạn thì có thể đọc sách chỉ là dùng mắt lướt nhìn câu chữ, nhanh chóng xem hết cuốn sách này, nhưng đối với một số người khác, việc đọc sách chính là đang nói chuyện với những người ở tầng cấp tư duy hoặc kinh tế cao hơn, họ cho việc đọc ý nghĩa như vậy, nên động lực bên trong sẽ khác hoàn toàn. Nếu không nhìn rõ được ý nghĩa, bạn sẽ rơi vào trạng thái mà người khác nói tốt thì bản thân cũng muốn, thế là cái gì cũng muốn học, lại còn muốn nhìn thấy hiệu quả ngay, cuối cùng đương nhiên sẽ là mù quáng hành động nhưng chẳng ổn thỏa được việc gì, dẫn đến càng lo âu hơn.
saving score / loading statistics ...