Text Practice Mode
Làm sao để nắm bắt được cảm tính?
created Jan 18th, 06:01 by DuDu
0
557 words
32 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
1. Chú ý vào những điều kích thích bạn nhất, những người hoặc sự việc khiến bạn như bừng tỉnh, khiến nội tâm bạn gợn sóng, ý nghĩ bất chợt trong đầu, sự đau khổ từng trải qua... Học được cách nắm bắt và phân tích sâu chúng, thường sẽ có được thu hoạch lớn.
2. Thông thường trong đầu cứ luôn xuất hiện những ý nghĩ lặp đi lặp lại, hoặc trong lòng luôn in sâu một số việc không thể nào xua tan được, những chuyện này thường là những chuyện mà chúng ta khó buông bỏ nhất, là nguồn cơn dẫn đến tâm trạng xao động. Khi chúng ta có ý thức đi kiểm tra và loại bỏ chúng, bản thân sẽ trở nên an yên hơn.
3.Phản ứng đầu tiên trong vô thức
Hãy quan sát phản ứng trong thoáng chốc hoặc ý nghĩ đầu tiên xuất hiện khi bản thân lần đầu tiên gặp người nào đó, lần đầu tiên bước vào căn phòng nào đó, lần đầu tiên làm chuyện gì đó. Bác sĩ tâm lý trong quá trình tìm hiểu bệnh nhân cũng thường nói “Đừng suy nghĩ, hãy nói cho tôi biết ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn”, bởi ý nghĩ đầu tiên thường là thông tin chân thực đến từ tiềm thức. Nhưng quá trình xuất hiện ý nghĩ đầu tiên thường trôi qua rất nhanh, nếu không cố gắng luyện tập thì có thể sẽ không cảm nhận được, bởi những suy ngẫm lí trí rất nhanh sẽ thay thế tiềm thức và phát huy tác dụng.
4. Giấc mơ
Giấc mơ khi ngủ là một phương thức để tiềm thức truyền thông tin, đó có thể là thể hiện ý nghĩ chân thực trong nội tâm, cũng có thể là sự gợi mở của linh cảm. Nhà hóa học người Đức August Kekule trong lúc quá mức mệt mỏi đã mơ thấy một con rắn đầu cắn chặt đuôi, đây chính là manh mối để ông phát hiện ra kết cấu phân tử benzen. Tiềm thức thông minh đã sớm tìm ra đáp án, sau đó mượn giấc mơ để gợi ý cho ông ấy, may mắn là Kekule đã nắm bắt được.
5. Cơ thể
Nhất Giá - tác giả cuốn sách “Kim chỉ nam vận hành cuộc đời tươi đẹp” từng thích vận động cường độ cao, bởi lí trí nói với bà, không có khổ thì không có thành công. Thế nhưng cứ cách 4 tháng, bà lại vô duyên vô cớ ốm nặng. Mãi tới khi có một vị bác sĩ đông y nói với bà, “Đây là cơ thể của bà đang đình công, nó muốn nói cho bà biết rằng nó không thích hình thức vận động này, bà phải học cách lắng nghe phản hồi từ cơ thể nhiều hơn.” Bà như bừng tỉnh ngộ, từ đó lựa chọn phương thức vận động nhẹ nhàng hơn, sau đó cũng không còn vô duyên vô cớ đổ bệnh nữa. Cơ thể không biết nói chuyện, nhưng lại là thứ thành thật nhất, dù là sự khó chịu về tâm lý hay sinh lý cũng đều thông qua cơ thể để phản hồi chân thật ra bên ngoài. Hãy nhớ quan sát những phản hồi này nhiều hơn.
2. Thông thường trong đầu cứ luôn xuất hiện những ý nghĩ lặp đi lặp lại, hoặc trong lòng luôn in sâu một số việc không thể nào xua tan được, những chuyện này thường là những chuyện mà chúng ta khó buông bỏ nhất, là nguồn cơn dẫn đến tâm trạng xao động. Khi chúng ta có ý thức đi kiểm tra và loại bỏ chúng, bản thân sẽ trở nên an yên hơn.
3.Phản ứng đầu tiên trong vô thức
Hãy quan sát phản ứng trong thoáng chốc hoặc ý nghĩ đầu tiên xuất hiện khi bản thân lần đầu tiên gặp người nào đó, lần đầu tiên bước vào căn phòng nào đó, lần đầu tiên làm chuyện gì đó. Bác sĩ tâm lý trong quá trình tìm hiểu bệnh nhân cũng thường nói “Đừng suy nghĩ, hãy nói cho tôi biết ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn”, bởi ý nghĩ đầu tiên thường là thông tin chân thực đến từ tiềm thức. Nhưng quá trình xuất hiện ý nghĩ đầu tiên thường trôi qua rất nhanh, nếu không cố gắng luyện tập thì có thể sẽ không cảm nhận được, bởi những suy ngẫm lí trí rất nhanh sẽ thay thế tiềm thức và phát huy tác dụng.
4. Giấc mơ
Giấc mơ khi ngủ là một phương thức để tiềm thức truyền thông tin, đó có thể là thể hiện ý nghĩ chân thực trong nội tâm, cũng có thể là sự gợi mở của linh cảm. Nhà hóa học người Đức August Kekule trong lúc quá mức mệt mỏi đã mơ thấy một con rắn đầu cắn chặt đuôi, đây chính là manh mối để ông phát hiện ra kết cấu phân tử benzen. Tiềm thức thông minh đã sớm tìm ra đáp án, sau đó mượn giấc mơ để gợi ý cho ông ấy, may mắn là Kekule đã nắm bắt được.
5. Cơ thể
Nhất Giá - tác giả cuốn sách “Kim chỉ nam vận hành cuộc đời tươi đẹp” từng thích vận động cường độ cao, bởi lí trí nói với bà, không có khổ thì không có thành công. Thế nhưng cứ cách 4 tháng, bà lại vô duyên vô cớ ốm nặng. Mãi tới khi có một vị bác sĩ đông y nói với bà, “Đây là cơ thể của bà đang đình công, nó muốn nói cho bà biết rằng nó không thích hình thức vận động này, bà phải học cách lắng nghe phản hồi từ cơ thể nhiều hơn.” Bà như bừng tỉnh ngộ, từ đó lựa chọn phương thức vận động nhẹ nhàng hơn, sau đó cũng không còn vô duyên vô cớ đổ bệnh nữa. Cơ thể không biết nói chuyện, nhưng lại là thứ thành thật nhất, dù là sự khó chịu về tâm lý hay sinh lý cũng đều thông qua cơ thể để phản hồi chân thật ra bên ngoài. Hãy nhớ quan sát những phản hồi này nhiều hơn.
saving score / loading statistics ...