Text Practice Mode
Tìm kiếm mục tiêu cuộc đời dựa vào "cảm giác"
created Jan 10th, 05:46 by TrnhHiVy
2
643 words
20 completed
3.5
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Rất nhiều người vì để tìm ra mục tiêu của cuộc đời mà đã bỏ nhiều công sức để phân tích đâu là chuyện đáng làm nhất, và rồi câu trả lời luôn là trở nên giàu có hoặc được người khác ngưỡng mộ. Mục tiêu như thế không hẳn là sai, nhưng thường không lâu dài và không thể thực sự cho con người động lực. Bởi đây là kết quả sau khi tư duy lí trí cân nhắc lợi hại và tính toán được mất, động cơ của nó thường bắt nguồn từ đòi hỏi cá nhân và đánh giá từ bên ngoài. Thời gian lâu dần sẽ rất dễ khiến người ta mất phương hướng, cạn kiệt động lực. Người thức tỉnh thực sự sẽ luôn cố gắng dùng năng lực cảm nhận để thay thế cho năng lực suy xét.
Trong cuốn sách “Kim chỉ nam vận hành cuộc đời tươi đẹp”, tác giả đã đưa ra 6 góp ý để tìm kiếm sứ mệnh của cuộc đời. Thế giới này có rất nhiều việc có thể làm, bạn muốn giúp đỡ những người nào nhất? Việc gì khiến bạn chuyên tâm đắm chìm tới quên ăn quên ngủ? Chuyện gì khiến bạn thấy rung động nhất khi làm? Khoảnh khắc mà bạn khiến người khác thấy cảm động nhất là khi nào? Nếu không có bất kì áp lực kinh tế nào, bạn sẽ sống phần đời còn lại ra sao? Lúc rảnh rỗi, bạn để tâm tới thông tin ở phương diện nào nhiều nhất? Chúng ta nên dùng trái tim cảm nhận xem sự việc nào khiến bản thân rung động nhất, chứ không phải là dùng não để suy xét xem việc gì có lợi nhất. Lý trí phân tích và tính toán không cách nào loại bỏ được nhu cầu thật sự trong nội tâm, chỉ có giác tri và cảm nhận của cảm tính mới có thể khiến câu trả lời nổi lên bề mặt.
Caroline Adams Miller, tác giả cuốn sách “Kiên định” đã đưa ra 3 câu hỏi tương tự. Giả sử bạn sắp rời xa thế giới này, quay đầu nhìn lại, bạn sẽ thấy hối hận vì điều gì? Thử nghĩ xem, nhân vật mà bạn yêu thích nhất là ai? Khi còn trẻ bạn đã trải qua những lúc rảnh rỗi như thế nào? Để trả lời 3 câu hỏi này, chúng ta cũng phải sử dụng năng lực cảm tri chứ không phải năng lực suy ngẫm, bởi khi đối diện với cái chết có thể đơn giản hóa mọi sự vật sự việc, để bản thân một lần nữa tập trung sự chú ý vào những việc thực sự quan trọng. Đối với nhân vật yêu thích, dù là ngoài đời thực hay nhân vật hư cấu, chỉ cần khiến bạn mê đắm, thì sẽ có thể phản ánh được “tôi” lý tưởng trong nội tâm của bạn. Và khi còn trẻ, khi ấy chưa có áp lực về gia đình, kinh tế, những theo đuổi khi đó sẽ càng thuận theo nội tâm, sẽ không chịu ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài.
Có lẽ từ lâu trong tim mỗi chúng ta đều đã gieo trồng hạt giống mục tiêu cuộc đời, chỉ là sau khi trưởng thành, bị chèn ép bởi áp lực cuộc sống, tư duy lí trí bắt đầu cân nhắc tính toán đủ mọi cái lợi cái hại, không muốn thừa nhận hoặc cố tình ngó lơ những mộng ước thực sự của bản thân. Nhưng sức mạnh cảm tính luôn giúp ta bảo vệ và cất giữ cẩn thận những lý tưởng đó. Nếu hiện giờ bạn chưa có mục tiêu cuộc đời, đừng ngại dùng thử cách thức bên trên, có thể sẽ có được niềm vui bất ngờ.
Trong cuốn sách “Kim chỉ nam vận hành cuộc đời tươi đẹp”, tác giả đã đưa ra 6 góp ý để tìm kiếm sứ mệnh của cuộc đời. Thế giới này có rất nhiều việc có thể làm, bạn muốn giúp đỡ những người nào nhất? Việc gì khiến bạn chuyên tâm đắm chìm tới quên ăn quên ngủ? Chuyện gì khiến bạn thấy rung động nhất khi làm? Khoảnh khắc mà bạn khiến người khác thấy cảm động nhất là khi nào? Nếu không có bất kì áp lực kinh tế nào, bạn sẽ sống phần đời còn lại ra sao? Lúc rảnh rỗi, bạn để tâm tới thông tin ở phương diện nào nhiều nhất? Chúng ta nên dùng trái tim cảm nhận xem sự việc nào khiến bản thân rung động nhất, chứ không phải là dùng não để suy xét xem việc gì có lợi nhất. Lý trí phân tích và tính toán không cách nào loại bỏ được nhu cầu thật sự trong nội tâm, chỉ có giác tri và cảm nhận của cảm tính mới có thể khiến câu trả lời nổi lên bề mặt.
Caroline Adams Miller, tác giả cuốn sách “Kiên định” đã đưa ra 3 câu hỏi tương tự. Giả sử bạn sắp rời xa thế giới này, quay đầu nhìn lại, bạn sẽ thấy hối hận vì điều gì? Thử nghĩ xem, nhân vật mà bạn yêu thích nhất là ai? Khi còn trẻ bạn đã trải qua những lúc rảnh rỗi như thế nào? Để trả lời 3 câu hỏi này, chúng ta cũng phải sử dụng năng lực cảm tri chứ không phải năng lực suy ngẫm, bởi khi đối diện với cái chết có thể đơn giản hóa mọi sự vật sự việc, để bản thân một lần nữa tập trung sự chú ý vào những việc thực sự quan trọng. Đối với nhân vật yêu thích, dù là ngoài đời thực hay nhân vật hư cấu, chỉ cần khiến bạn mê đắm, thì sẽ có thể phản ánh được “tôi” lý tưởng trong nội tâm của bạn. Và khi còn trẻ, khi ấy chưa có áp lực về gia đình, kinh tế, những theo đuổi khi đó sẽ càng thuận theo nội tâm, sẽ không chịu ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài.
Có lẽ từ lâu trong tim mỗi chúng ta đều đã gieo trồng hạt giống mục tiêu cuộc đời, chỉ là sau khi trưởng thành, bị chèn ép bởi áp lực cuộc sống, tư duy lí trí bắt đầu cân nhắc tính toán đủ mọi cái lợi cái hại, không muốn thừa nhận hoặc cố tình ngó lơ những mộng ước thực sự của bản thân. Nhưng sức mạnh cảm tính luôn giúp ta bảo vệ và cất giữ cẩn thận những lý tưởng đó. Nếu hiện giờ bạn chưa có mục tiêu cuộc đời, đừng ngại dùng thử cách thức bên trên, có thể sẽ có được niềm vui bất ngờ.
saving score / loading statistics ...