Text Practice Mode
Nguyên tắc bầu cử tổng thống Mỹ
created Today, 06:16 by taitrinh
0
1375 words
2 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Bầu cử tổng thống trực tiếp: Đây là phương pháp bầu cử đơn giản, là cho toàn bộ cử tri đi bỏ phiếu cho các ứng cử viên, sau đó kiểm phiếu, anh nào được nhiều phiếu hơn (nhiều nhất) là đắc cử, hay còn gọi là "phổ thông đầu phiếu". Tiêu biểu là các cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp, ở Nga, khi kết quả bầu cử được công bố, thì biết được ứng cử viên nào được bao nhiêu phiếu phổ thông, chiếm bao nhiêu phần trăm số phiếu, là biết ngay ai lượm được chức tổng thống.
Còn ở Mỹ thì sao? Bầu cử tổng thống Mỹ không theo phương pháp trực tiếp, mà theo phương pháp gián tiếp (không trực tiếp). Ngoài ra, bầu cử tổng thống Mỹ còn có những nguyên tắc khác nữa, mà ta phải xem xét đến lịch sử của nó.
Khác với nước Pháp và một số quốc gia khác, bản chất nước Mỹ là một liên bang, tức là nó được hợp thành bởi nhiều bang, trong đó mỗi bang được hình thành như một quốc gia, có quốc hội, có tổng thống (gọi là thống đốc bang) riêng.
Nước Pháp không phải liên bang, nó là một nước cộng hòa (đơn nhất), vậy nên tổng thống Pháp chỉ là "tổng thống của nhân dân Pháp", bầu cử tổng thống Pháp thì áp dụng phương pháp bầu cử trực tiếp là hợp lý, chỉ cần nhiều phiếu phổ thông hơn là chiến thắng.
Xem lại lịch sử nước Mỹ từ ban đầu thì họ là một thỏa thuận của các bang riêng rẽ hợp nhất lại thành một nhà nước liên bang, vậy khi hợp nhất thì phải có thỏa thuận để đáp ứng được các yêu cầu nguyện vọng của các tiểu bang. Các bang ở Mỹ có lãnh thổ và dân số không đồng nhất, thậm chí bang này còn có số dân gấp chục lần, vài chục lần bang kia, nên thỏa thuận để có nguyên tắc chung thành lập quốc hội của liên bang cũng phức tạp.
Các bang đông dân muốn đại biểu trong quốc hội phải tương ứng với số dân, nghĩa là dân số của tao gấp chục lần mày (bang ít dân) thì số đại biểu trong quốc hội của tao cũng phải gấp chục lần tương ứng.
Các bang ít dân muốn đại biểu trong quốc hội phải bằng nhau, không cần biết dân số là bao nhiêu.
Để giải quyết vấn đề trên thì thỏa thuận hình thành hai quốc hội
- Hạ viện, có thể gọi là viện dân biểu, đây là quốc hội đại diện cho nhân dân, nghị sĩ ở quốc hội này gọi là hạ nghị sỹ, họ đại diện cho nhân dân địa phương bầu cho họ, số lượng nghị sỹ tương ứng với dân số, bang nào càng nhiều dân thì càng có nhiều hạ nghị sỹ đại diện ở hạ viện.
- Thượng viện, có thể gọi là viện liên bang, đây là quốc hội đại diện cho các tiểu bang (liên bang), nghị sỹ ở quốc hội này là thượng nghị sỹ, họ đại diện cho bang của họ, mỗi bang được quyền có 2 đại diện ở thượng viện, không cần biết dân số ở bang đó là bao nhiêu. Ở thượng viện thì quyền lợi và quyền lực của các bang bằng nhau.
Cách giải quyết như vậy là thỏa mãn được cả hai bên, bang đông dân thì có được nhiều phiếu ứng với số dân ở hạ viện, còn bang ít dân thì có được quyền lợi "ngang hàng" ở thượng viện.
Nhưng với chức vụ tổng thống thì chỉ có một, không thể làm theo cách của quốc hội được, chẳng nhẽ giờ lại làm hai tổng thống, một tổng thống đại diện cho quyền lợi các bang, một tổng thống đại diện cho quyền lợi nhân dân à?
1. Tổng thống của các bang
Giờ ta giả sử cách bầu tổng thống Mỹ theo cái cách ứng cử viên nào được nhiều bang ủng hộ hơn là thắng cử, tức là Mỹ có 50 bang, ai ăn được 26 bang là thắng, bất kể bang đông dân ít dân. Cách thức này hoàn toàn không hợp lý, vì ở Mỹ có những bang nhỏ có vài trăm nghìn dân thôi, các bang to thì có tận vài chục triệu dân, dân số chênh nhau vài chục lần, làm sao có thể đặt bang này bằng bang kia như vậy được, quá bất công cho các bang đông dân. Các bang đông dân không được đối xử công bằng, chả có lý do gì để họ tiếp tục đứng mãi trong liên bang, khi mà quyền lợi chính trị của họ không tương xứng với những gì họ đóng góp.
2. Tổng thống của nhân dân
Ta tiếp tục giả sử cách bầu tổng thống Mỹ theo cái cách ứng cử viên nào ăn được nhiều phiếu hơn là thắng, tức là theo cách bầu cử trực tiếp giống như Pháp, ai được nhân dân ủng hộ nhiều hơn là thắng. Nước Mỹ có 50 bang nhưng 9 bang có dân số đông nhất chiếm hơn 50% dân số rồi, ngoài ra có khoảng 2 chục bang ít dân có dưới 1% dân số, vậy thì các ứng cử viên việc đếch gì phải đến vận động tranh cử ở các bang ít dân, cũng việc đếch gì phải hứa hẹn hoạch định chính sách hay lợi ích gì với các bang ít dân, vì phiếu của họ có nghĩa gì đâu, thậm chí ứng cử viên nào mà có được sự ủng hộ của độ chục bang đông dân thôi là có thể không cần quan tâm người dân ở bốn chục bang kia họ nghĩ gì hay bỏ phiếu cho ai. Với cách thức như vậy thì dần dà các bang ít dân sẽ thấy mình không có ý nghĩa gì hoặc không có vị trí thích hợp trong liên bang thì họ cũng tự động có ý tưởng "rời bỏ".
Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu được rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ phải là một hình thức kết hợp giữa hai hình thức trên, làm sao để bang đông dân vẫn có ưu thế trong bầu cử, mà bang ít dân cũng không được quá lép vế. Để giải quyết vấn đề này, thì áp dụng phương pháp "tính điểm" cho các bang, các bang sẽ có số điểm bằng đúng tổng số lượng hạ nghị sỹ (đại diện cho dân) và số lượng thượng nghị sỹ (đại diện cho bang).
Ta xem xét hai bang sau đây, bang California có 38 triệu dân và bang Alaska có khoảng 700 nghìn dân, xét về dân số thì bang California có số dân bằng hơn 50 lần số dân của bang Alaska, trong cơ cấu hạ viện thì bang California có 53 hạ nghị sỹ, bang Alaska có 1 hạ nghị sỹ, vậy tính theo dân số thì số nghị sỹ của hai bang trên là có tỷ lệ phù hợp so với dân số. Nhưng như trình bày ở trên, nếu đem đúng tỷ lệ này vào cuộc bầu cử tổng thống thì sẽ khiến bang Alaska quá lép vế, Alaska 1 điểm, California 53 điểm. Sau khi cộng cả số thượng nghị sỹ vào cả hai bang thì Alaska có 1+2=3 điểm, bang California có 53+2=55 điểm, giờ đây bang California không còn gấp 53 lần bang Alaska nữa, nó chỉ còn gấp 18 lần bang Alaska mà thôi.
Như vậy có thể thấy thượng viện sinh ra cũng để một phần sinh ra con số 2 kia, là một biến số hiệu chỉnh lại khoảng cách chênh lệnh "sức mạnh" giữa bang đông dân và bang ít dân (như ví dụ trên là từ gấp 53 xuống còn 18)
Giải pháp kết hợp (mix) giữa hai giải pháp "tổng thống của liên bang" và "tổng thống của nhân dân" trên đã được chấp nhận. Tổng thống Mỹ vừa là tổng thống của liên bang, vừa là tổng thống của nhân dân.
Còn ở Mỹ thì sao? Bầu cử tổng thống Mỹ không theo phương pháp trực tiếp, mà theo phương pháp gián tiếp (không trực tiếp). Ngoài ra, bầu cử tổng thống Mỹ còn có những nguyên tắc khác nữa, mà ta phải xem xét đến lịch sử của nó.
Khác với nước Pháp và một số quốc gia khác, bản chất nước Mỹ là một liên bang, tức là nó được hợp thành bởi nhiều bang, trong đó mỗi bang được hình thành như một quốc gia, có quốc hội, có tổng thống (gọi là thống đốc bang) riêng.
Nước Pháp không phải liên bang, nó là một nước cộng hòa (đơn nhất), vậy nên tổng thống Pháp chỉ là "tổng thống của nhân dân Pháp", bầu cử tổng thống Pháp thì áp dụng phương pháp bầu cử trực tiếp là hợp lý, chỉ cần nhiều phiếu phổ thông hơn là chiến thắng.
Xem lại lịch sử nước Mỹ từ ban đầu thì họ là một thỏa thuận của các bang riêng rẽ hợp nhất lại thành một nhà nước liên bang, vậy khi hợp nhất thì phải có thỏa thuận để đáp ứng được các yêu cầu nguyện vọng của các tiểu bang. Các bang ở Mỹ có lãnh thổ và dân số không đồng nhất, thậm chí bang này còn có số dân gấp chục lần, vài chục lần bang kia, nên thỏa thuận để có nguyên tắc chung thành lập quốc hội của liên bang cũng phức tạp.
Các bang đông dân muốn đại biểu trong quốc hội phải tương ứng với số dân, nghĩa là dân số của tao gấp chục lần mày (bang ít dân) thì số đại biểu trong quốc hội của tao cũng phải gấp chục lần tương ứng.
Các bang ít dân muốn đại biểu trong quốc hội phải bằng nhau, không cần biết dân số là bao nhiêu.
Để giải quyết vấn đề trên thì thỏa thuận hình thành hai quốc hội
- Hạ viện, có thể gọi là viện dân biểu, đây là quốc hội đại diện cho nhân dân, nghị sĩ ở quốc hội này gọi là hạ nghị sỹ, họ đại diện cho nhân dân địa phương bầu cho họ, số lượng nghị sỹ tương ứng với dân số, bang nào càng nhiều dân thì càng có nhiều hạ nghị sỹ đại diện ở hạ viện.
- Thượng viện, có thể gọi là viện liên bang, đây là quốc hội đại diện cho các tiểu bang (liên bang), nghị sỹ ở quốc hội này là thượng nghị sỹ, họ đại diện cho bang của họ, mỗi bang được quyền có 2 đại diện ở thượng viện, không cần biết dân số ở bang đó là bao nhiêu. Ở thượng viện thì quyền lợi và quyền lực của các bang bằng nhau.
Cách giải quyết như vậy là thỏa mãn được cả hai bên, bang đông dân thì có được nhiều phiếu ứng với số dân ở hạ viện, còn bang ít dân thì có được quyền lợi "ngang hàng" ở thượng viện.
Nhưng với chức vụ tổng thống thì chỉ có một, không thể làm theo cách của quốc hội được, chẳng nhẽ giờ lại làm hai tổng thống, một tổng thống đại diện cho quyền lợi các bang, một tổng thống đại diện cho quyền lợi nhân dân à?
1. Tổng thống của các bang
Giờ ta giả sử cách bầu tổng thống Mỹ theo cái cách ứng cử viên nào được nhiều bang ủng hộ hơn là thắng cử, tức là Mỹ có 50 bang, ai ăn được 26 bang là thắng, bất kể bang đông dân ít dân. Cách thức này hoàn toàn không hợp lý, vì ở Mỹ có những bang nhỏ có vài trăm nghìn dân thôi, các bang to thì có tận vài chục triệu dân, dân số chênh nhau vài chục lần, làm sao có thể đặt bang này bằng bang kia như vậy được, quá bất công cho các bang đông dân. Các bang đông dân không được đối xử công bằng, chả có lý do gì để họ tiếp tục đứng mãi trong liên bang, khi mà quyền lợi chính trị của họ không tương xứng với những gì họ đóng góp.
2. Tổng thống của nhân dân
Ta tiếp tục giả sử cách bầu tổng thống Mỹ theo cái cách ứng cử viên nào ăn được nhiều phiếu hơn là thắng, tức là theo cách bầu cử trực tiếp giống như Pháp, ai được nhân dân ủng hộ nhiều hơn là thắng. Nước Mỹ có 50 bang nhưng 9 bang có dân số đông nhất chiếm hơn 50% dân số rồi, ngoài ra có khoảng 2 chục bang ít dân có dưới 1% dân số, vậy thì các ứng cử viên việc đếch gì phải đến vận động tranh cử ở các bang ít dân, cũng việc đếch gì phải hứa hẹn hoạch định chính sách hay lợi ích gì với các bang ít dân, vì phiếu của họ có nghĩa gì đâu, thậm chí ứng cử viên nào mà có được sự ủng hộ của độ chục bang đông dân thôi là có thể không cần quan tâm người dân ở bốn chục bang kia họ nghĩ gì hay bỏ phiếu cho ai. Với cách thức như vậy thì dần dà các bang ít dân sẽ thấy mình không có ý nghĩa gì hoặc không có vị trí thích hợp trong liên bang thì họ cũng tự động có ý tưởng "rời bỏ".
Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu được rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ phải là một hình thức kết hợp giữa hai hình thức trên, làm sao để bang đông dân vẫn có ưu thế trong bầu cử, mà bang ít dân cũng không được quá lép vế. Để giải quyết vấn đề này, thì áp dụng phương pháp "tính điểm" cho các bang, các bang sẽ có số điểm bằng đúng tổng số lượng hạ nghị sỹ (đại diện cho dân) và số lượng thượng nghị sỹ (đại diện cho bang).
Ta xem xét hai bang sau đây, bang California có 38 triệu dân và bang Alaska có khoảng 700 nghìn dân, xét về dân số thì bang California có số dân bằng hơn 50 lần số dân của bang Alaska, trong cơ cấu hạ viện thì bang California có 53 hạ nghị sỹ, bang Alaska có 1 hạ nghị sỹ, vậy tính theo dân số thì số nghị sỹ của hai bang trên là có tỷ lệ phù hợp so với dân số. Nhưng như trình bày ở trên, nếu đem đúng tỷ lệ này vào cuộc bầu cử tổng thống thì sẽ khiến bang Alaska quá lép vế, Alaska 1 điểm, California 53 điểm. Sau khi cộng cả số thượng nghị sỹ vào cả hai bang thì Alaska có 1+2=3 điểm, bang California có 53+2=55 điểm, giờ đây bang California không còn gấp 53 lần bang Alaska nữa, nó chỉ còn gấp 18 lần bang Alaska mà thôi.
Như vậy có thể thấy thượng viện sinh ra cũng để một phần sinh ra con số 2 kia, là một biến số hiệu chỉnh lại khoảng cách chênh lệnh "sức mạnh" giữa bang đông dân và bang ít dân (như ví dụ trên là từ gấp 53 xuống còn 18)
Giải pháp kết hợp (mix) giữa hai giải pháp "tổng thống của liên bang" và "tổng thống của nhân dân" trên đã được chấp nhận. Tổng thống Mỹ vừa là tổng thống của liên bang, vừa là tổng thống của nhân dân.
saving score / loading statistics ...