Text Practice Mode
Chân tướng về nỗi đau tuổi thơ - 2
created Friday December 20, 13:24 by embe
0
452 words
64 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Tôi mất đi cảm giác tồn tại trong căn nhà này. Một thời gian rất dài, tôi không cách nào thích ứng được cảm giác cô độc ấy.
Tôi lay lắt sống qua ngày, thành tích cũng xuống hạng bét trong lớp.
Giáo viên nhận ra sự bất thường của tôi, gặp bố mẹ tôi nói chuyện, bọn họ cũng phối hợp.
Nhưng bố tôi ghét bị người khác làm phiền, còn làm mất thời gian của ông ấy. Trước đây khi ông không vừa ý sẽ đánh mắng tôi, sau khi hoàn toàn từ bỏ tôi, ông ấy không đánh không mắng nữa, chỉ cảm thấy tôi chướng mắt.
Ngay hôm nói chuyện với giáo viên xong, ông ấy bảo tôi đừng ăn tối ở nhà nữa, lấy cái túi nhặt bừa một ít đồ ăn, đi tới nơi cách nhà 1km, kiếm chỗ nào không người rồi ở đó, đợi tới khi bọn họ ngủ rồi thì hẵng quay về.
Ông ấy nhấn mạnh là phải cách nhà xa một chút. Nếu như đứng ngay trước cổng nhà, hàng xóm trong thôn đi qua đi lại, không ra thể thống gì.
Sau này ông thường xuyên dùng cách này, tôi cũng tự giác phối hợp. Sau vài lần, tôi ngược lại cảm thấy, đi lung tung bên ngoài còn tự do thoải mái hơn.
Con người một khi bị người quan trọng bỏ rơi, dần dần rồi cũng sẽ buông bỏ chính mình. Khi chính mình còn buông bỏ bản thân, những người ngoài cũng sẽ như thế.
Cuối cùng giáo viên cũng cho rằng tôi không thể tiến bộ được, không muốn quan tâm tôi nữa. Bạn cùng lớp cảm thấy chơi với tôi rất chán, cũng xa cách tôi.
Từng bước từng bước xuống đáy vực, đạt đến trạng thái không có gì để mong đợi, cũng không còn gì để mất đi, ngược lại rất an yên.
Vô số những buổi tối, tôi đi lượn lờ khắp nơi trong huyện, đi về phía đông, đi về phía tây, tới thôn làng khác nhìn già trẻ gái trai tám chuyện, nằm trong bụi cây, trên đồng cỏ, ngắm trăng sao, khi có hứng sẽ lên thị trấn tìm một cửa hàng nhỏ ngồi làm bài tập, không muốn làm thì sẽ không làm.
Tôi giống như người ngoài cuộc đối với thế giới này, đi qua, dừng lại ngắm nhìn, rồi lại đi tiếp. Cứ mãi đi qua, mọi ồn ào náo nhiệt đều không liên quan tới tôi.
Năm 1996, năm tôi lên lớp bảy, đã vô cùng quen với cuộc sống thế này.
Cũng vào năm đó, một buổi tối tháng 7, xảy ra biến cố.
Tôi lay lắt sống qua ngày, thành tích cũng xuống hạng bét trong lớp.
Giáo viên nhận ra sự bất thường của tôi, gặp bố mẹ tôi nói chuyện, bọn họ cũng phối hợp.
Nhưng bố tôi ghét bị người khác làm phiền, còn làm mất thời gian của ông ấy. Trước đây khi ông không vừa ý sẽ đánh mắng tôi, sau khi hoàn toàn từ bỏ tôi, ông ấy không đánh không mắng nữa, chỉ cảm thấy tôi chướng mắt.
Ngay hôm nói chuyện với giáo viên xong, ông ấy bảo tôi đừng ăn tối ở nhà nữa, lấy cái túi nhặt bừa một ít đồ ăn, đi tới nơi cách nhà 1km, kiếm chỗ nào không người rồi ở đó, đợi tới khi bọn họ ngủ rồi thì hẵng quay về.
Ông ấy nhấn mạnh là phải cách nhà xa một chút. Nếu như đứng ngay trước cổng nhà, hàng xóm trong thôn đi qua đi lại, không ra thể thống gì.
Sau này ông thường xuyên dùng cách này, tôi cũng tự giác phối hợp. Sau vài lần, tôi ngược lại cảm thấy, đi lung tung bên ngoài còn tự do thoải mái hơn.
Con người một khi bị người quan trọng bỏ rơi, dần dần rồi cũng sẽ buông bỏ chính mình. Khi chính mình còn buông bỏ bản thân, những người ngoài cũng sẽ như thế.
Cuối cùng giáo viên cũng cho rằng tôi không thể tiến bộ được, không muốn quan tâm tôi nữa. Bạn cùng lớp cảm thấy chơi với tôi rất chán, cũng xa cách tôi.
Từng bước từng bước xuống đáy vực, đạt đến trạng thái không có gì để mong đợi, cũng không còn gì để mất đi, ngược lại rất an yên.
Vô số những buổi tối, tôi đi lượn lờ khắp nơi trong huyện, đi về phía đông, đi về phía tây, tới thôn làng khác nhìn già trẻ gái trai tám chuyện, nằm trong bụi cây, trên đồng cỏ, ngắm trăng sao, khi có hứng sẽ lên thị trấn tìm một cửa hàng nhỏ ngồi làm bài tập, không muốn làm thì sẽ không làm.
Tôi giống như người ngoài cuộc đối với thế giới này, đi qua, dừng lại ngắm nhìn, rồi lại đi tiếp. Cứ mãi đi qua, mọi ồn ào náo nhiệt đều không liên quan tới tôi.
Năm 1996, năm tôi lên lớp bảy, đã vô cùng quen với cuộc sống thế này.
Cũng vào năm đó, một buổi tối tháng 7, xảy ra biến cố.
saving score / loading statistics ...