Text Practice Mode
"Warren Buffett nhà đầu tư thành công nhất thế giới."
created Dec 4th, 09:49 by Thanh Nhi Thai
1
681 words
0 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân tại Đại học Nebraska ở Lincoln, Buffett trở thành nhà mô giới chứng khoán, về cơ bản thì không khác gì một người tiếp thị bán hàng. Mặc dù gần như lần nào Buffett cố gắng đặt lịch hẹn với một nhà đầu tư ở Omaha, ông cũng đều bị từ chối. Chẳng ai muốn gặp một chàng trai trẻ không có uy tín, đang cố gắng bán cổ phiếu cho họ. Thế là Buffett thay đổi hướng tiếp cận của mình - ông gọi điện cho nhà đầu tư và khiến họ nghĩ rằng ông ấy có thể giúp họ tiết kiệm tiền đóng thuế. Đột nhiên tất cả những nhà đầu tư đều nói: "Xin mời vào!" Và cứ thế, Buffett đặt được các cuộc hẹn của mình.
"Vấn đề là thế này," tôi nói với Corwin, "mặc dù người ta không gặp ông vì ông muốn, điều đó không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ gặp ông. Chỉ cần tìm một cách tiếp cận mới. Hãy tìm hiểu xem họ cần gì và sử dụng nó làm vũ khí thâm nhập."
Anh bạn Andre của tôi muốn gia nhập ngành âm nhạc. Cậu ấy không biết mình nên cố gắng tìm một công việc lương cao trong một hãng thu âm hay trực tiếp làm việc cho một nhạc sĩ lớn nhưng có thể sẽ không được trả lương. Tôi nói Andre rằng việc đó quá hiển nhiên, chẳng cần phải suy nghĩ gì hết.
Khi còn tham gia mô giới chứng khoán, Buffett quyết định dành thời gian mài giũa kỹ năng và theo học tại một trường kinh doanh. Ông đã nộp hồ sơ vào Đại học Columbia vì Benjamin Graham - một huyền thoại phố Wall, được biết như cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị, đang giảng dạy tại đó. Buffett trúng tuyển vào Đại học Columbia, chọn lớp của Graham, và nghiễm nhiên Graham trở thành thầy của ông.
Khi Buffett chuẩn bị tốt nghiệp, ông quyết định không tìm kiếm một công việc lượng cao trong tập đoàn lớn, điều mà hầu hết thạc sĩ quản trị kinh doanh thường làm, thay vào đó, ông muốn được làm việc cho Graham. Buffett tới gặp Graham để xin việc, nhưng Graham nói không. Sau đó, Buffett đề nghị làm việc không lương. Graham vẫn nói không.
Thế là Buffett quay trở về Omaha và tiếp tục với vai trò người mô giới chứng khoán. Không bỏ cuộc, ông ấy tiếp tục viết thư cho Graham, đến thăm ông ở New York và theo lời Buffett, sau hai năm "quấy rầy", cuối cùng Graham cũng đồng ý.
Vào thời điểm đó, Buffett đã kết hôn và có một người con, nhưng ông vẫn quyết tâm bay đến New York nhanh nhất có thể để bắt đầu làm việc. Buffett thậm chí còn không hỏi liệu mình có được trả lương hay không. Ông làm việc ở chiếc bàn bên ngoài văn phòng của Graham, học hỏi trực tiếp từ người thầy của mình. Hai năm sau, khi Graham nghỉ hưu và đóng cửa công ty, Buffett trở về Omaha để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Và khi những khách hàng của của Graham tìm kiếm một công ty mới để đầu tư, Graham đã giới thiệu Buffett.
Buffett nổi tiếng là một nhà đầu tư giá trị trong dài hạn và câu chuyện này cho thấy ông cũng có thái độ tương tự đối với sự nghiệp. Ông có thể có một công việc lương cao ngay khi vừa tốt nghiệp và kiếm được nhiều hơn trong ngắn hạn. Nhưng nhờ kiên trì làm việc không lương cho Graham, ông đã chuẩn bị nền tảng vững chắc cho bản thân để có thể kiếm được nhiều hơn rất nhiều trong dài hạn. Thay vì được trả lương bằng những đồng đô-la, Buffett nhận lại sự dạy dỗ, kỹ năng chuyên môn và các mối quan hệ.
"Vấn đề là thế này," tôi nói với Corwin, "mặc dù người ta không gặp ông vì ông muốn, điều đó không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ gặp ông. Chỉ cần tìm một cách tiếp cận mới. Hãy tìm hiểu xem họ cần gì và sử dụng nó làm vũ khí thâm nhập."
Anh bạn Andre của tôi muốn gia nhập ngành âm nhạc. Cậu ấy không biết mình nên cố gắng tìm một công việc lương cao trong một hãng thu âm hay trực tiếp làm việc cho một nhạc sĩ lớn nhưng có thể sẽ không được trả lương. Tôi nói Andre rằng việc đó quá hiển nhiên, chẳng cần phải suy nghĩ gì hết.
Khi còn tham gia mô giới chứng khoán, Buffett quyết định dành thời gian mài giũa kỹ năng và theo học tại một trường kinh doanh. Ông đã nộp hồ sơ vào Đại học Columbia vì Benjamin Graham - một huyền thoại phố Wall, được biết như cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị, đang giảng dạy tại đó. Buffett trúng tuyển vào Đại học Columbia, chọn lớp của Graham, và nghiễm nhiên Graham trở thành thầy của ông.
Khi Buffett chuẩn bị tốt nghiệp, ông quyết định không tìm kiếm một công việc lượng cao trong tập đoàn lớn, điều mà hầu hết thạc sĩ quản trị kinh doanh thường làm, thay vào đó, ông muốn được làm việc cho Graham. Buffett tới gặp Graham để xin việc, nhưng Graham nói không. Sau đó, Buffett đề nghị làm việc không lương. Graham vẫn nói không.
Thế là Buffett quay trở về Omaha và tiếp tục với vai trò người mô giới chứng khoán. Không bỏ cuộc, ông ấy tiếp tục viết thư cho Graham, đến thăm ông ở New York và theo lời Buffett, sau hai năm "quấy rầy", cuối cùng Graham cũng đồng ý.
Vào thời điểm đó, Buffett đã kết hôn và có một người con, nhưng ông vẫn quyết tâm bay đến New York nhanh nhất có thể để bắt đầu làm việc. Buffett thậm chí còn không hỏi liệu mình có được trả lương hay không. Ông làm việc ở chiếc bàn bên ngoài văn phòng của Graham, học hỏi trực tiếp từ người thầy của mình. Hai năm sau, khi Graham nghỉ hưu và đóng cửa công ty, Buffett trở về Omaha để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Và khi những khách hàng của của Graham tìm kiếm một công ty mới để đầu tư, Graham đã giới thiệu Buffett.
Buffett nổi tiếng là một nhà đầu tư giá trị trong dài hạn và câu chuyện này cho thấy ông cũng có thái độ tương tự đối với sự nghiệp. Ông có thể có một công việc lương cao ngay khi vừa tốt nghiệp và kiếm được nhiều hơn trong ngắn hạn. Nhưng nhờ kiên trì làm việc không lương cho Graham, ông đã chuẩn bị nền tảng vững chắc cho bản thân để có thể kiếm được nhiều hơn rất nhiều trong dài hạn. Thay vì được trả lương bằng những đồng đô-la, Buffett nhận lại sự dạy dỗ, kỹ năng chuyên môn và các mối quan hệ.
saving score / loading statistics ...