Text Practice Mode
Câu chuyện khởi nghiệp của Shark Bình
created Nov 30th, 16:50 by CoffeeSeed
1
828 words
14 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Nguyễn Hòa Bình là người đam mê với việc tìm hiểu công nghệ kĩ thuật ngay từ nhỏ. Trong cuộc sống hàng ngày ông luôn tìm tòi khám phá máy tình và dần định hướng theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin. Sau này khi hoàn thành chường trình phổ thông, Shark Bình theo học tại đại học Công nghệ thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Ông từng tham gia nhiều chương trình tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể kể đến như: Trí tuệ Việt Nam, Tài năng trẻ Tin học, Tuổi trẻ sáng tạo...
Năm 2001, khi đang là sinh viên năm 2 Đại học, Shark Bình đã lập Công ty giải pháp phần mềm PeaceSoft với hoạt động chính là viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp. Start up với số vốn ít ỏi chỉ 2 triệu đồng, ông một mình chèo lái và đảm nhận nhiều vị trí. Những nỗ lực của ông đã bắt đầu khởi sắc khi PeaceSoft gọi vốn thành công từ quỹ IDG Ventures. Dự án thương mại điện tử này đã lọt vào mắt xanh của eBay và trở thành đối tác để xâm nhận thị trường Việt Nam của tập đoàn này.
Hoàn thành chương trình cử nhân trong nước, Shark Bình tiếp tục theo học chương trình Thạc sĩ tin học đô thị tại Nhật Bản.
Trong nhiều lần chia sẻ, Shark Bình cũng nói về hành trình khó khăn khi thành lập và phát triển PeaceSoft hay Nexttech sau này. Ông kể rằng gần 3 năm đầu khiến ông mệt mỏi bởi nghề đi "code dạo" cứ ráo mồ hôi lại hết tiền, nhưng khi ốm đau không làm được là đói.
Khi ở Việt Nam bắt đầu phát triển Internet, nhà sáng lập Nexttech khi đó đã bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của eBay và Alibaba. Sau đó, ông xây dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Nhờ vậy, PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chiến lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.
Sau thất bại tại thị trường Trung Quốc, Tập đoàn eBay (Mỹ) chuyển hướng sang thị tường Đông Nam Á và PeaceSoft là ứng cử viên sáng giá được chọn làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam. Đây được cho là thời điểm cực thịnh của PeaceSoft bởi theo ông Bình, eBay xuất hiện ở Việt Nam đúng vào thời điểm dân Việt đang "khát hàng ngoại". EBay.vn đã chắp cánh cho người dân Việt có thể mua sắm khắp thế giới. Nhân cơ hội đó, PeaceSoft đã xây dựng thêm Nganluong.vn nhằm hỗ trợ thanh toán cho Chodientu.vn và eBay.vn.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại kéo đến. Khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần phát triển, các tên tuổi lớn như Lazada và Shopee lần lượt nhảy vào. Điều này dường như là một cú giáng chí mạng đối với PeaceSoft khi đối tác chiến lược eBay không muốn tiếp tục cuộc chơi đốt tiền nên quyết định rời Việt Nam.
Sau khi ngừng hợp tác với eBay, ông Bình nhận ra, lượng mua sắm qua online chỉ chiếm 2%, còn đến 98% vẫn giữ thói quen mua sắm trong các môi trường truyền thống. Vị "cá mập" cũng nhận định, trong cuộc chơi thương mại điện tử, PeaceSoft có thể yếu hơn nhiều lần so với đối thủ đến từ nước ngoài, song trong môi trường truyền thống, PeaceSoft hoàn toàn có đủ khả năng phát triển mạnh mẽ.
"Tại sao không điện tử hóa các giao dịch truyền thống trong đời thực?", Shark Bình đặt câu hỏi. Từ đó, ông Nguyễn Hòa Bình chuyển hướng kinh doanh từ "thương mại điện tử" sang phát triển "điện tử hóa thương mại" và tầm nhìn về tập đoàn Nexttech được ra đời từ đó. Theo chia sẻ của ông, "đứa con tinh thần" này đi theo hướng làm một sản phẩm công nghệ đóng gói thương mại, chứ không bán sức lao động là chính nữa. Shark Bình cho biết doanh nghiệp của anh học hỏi nhiều tử thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến... mà Alibaba đã xây dựng.
Cho tới nay, Nexttech trở thành một tập đoàn lớn mạnh với hơn 1.000 nhân viên hoạt động trên 7 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi như mPos, Vimo, Boxme, FastGo, Ngân Lượng,...
Theo thống kê năm 2018, sản lượng giao dịch của Nexttech lên tới 1,5 tỉ USD. Ông Nguyễn Hòa Bình, chủ tịch Nexttech cũng từng nằm trong danh sách những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017. Hết.
Hãy bỏ phiếu cho tôi:))
Năm 2001, khi đang là sinh viên năm 2 Đại học, Shark Bình đã lập Công ty giải pháp phần mềm PeaceSoft với hoạt động chính là viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp. Start up với số vốn ít ỏi chỉ 2 triệu đồng, ông một mình chèo lái và đảm nhận nhiều vị trí. Những nỗ lực của ông đã bắt đầu khởi sắc khi PeaceSoft gọi vốn thành công từ quỹ IDG Ventures. Dự án thương mại điện tử này đã lọt vào mắt xanh của eBay và trở thành đối tác để xâm nhận thị trường Việt Nam của tập đoàn này.
Hoàn thành chương trình cử nhân trong nước, Shark Bình tiếp tục theo học chương trình Thạc sĩ tin học đô thị tại Nhật Bản.
Trong nhiều lần chia sẻ, Shark Bình cũng nói về hành trình khó khăn khi thành lập và phát triển PeaceSoft hay Nexttech sau này. Ông kể rằng gần 3 năm đầu khiến ông mệt mỏi bởi nghề đi "code dạo" cứ ráo mồ hôi lại hết tiền, nhưng khi ốm đau không làm được là đói.
Khi ở Việt Nam bắt đầu phát triển Internet, nhà sáng lập Nexttech khi đó đã bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của eBay và Alibaba. Sau đó, ông xây dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Nhờ vậy, PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chiến lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.
Sau thất bại tại thị trường Trung Quốc, Tập đoàn eBay (Mỹ) chuyển hướng sang thị tường Đông Nam Á và PeaceSoft là ứng cử viên sáng giá được chọn làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam. Đây được cho là thời điểm cực thịnh của PeaceSoft bởi theo ông Bình, eBay xuất hiện ở Việt Nam đúng vào thời điểm dân Việt đang "khát hàng ngoại". EBay.vn đã chắp cánh cho người dân Việt có thể mua sắm khắp thế giới. Nhân cơ hội đó, PeaceSoft đã xây dựng thêm Nganluong.vn nhằm hỗ trợ thanh toán cho Chodientu.vn và eBay.vn.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại kéo đến. Khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần phát triển, các tên tuổi lớn như Lazada và Shopee lần lượt nhảy vào. Điều này dường như là một cú giáng chí mạng đối với PeaceSoft khi đối tác chiến lược eBay không muốn tiếp tục cuộc chơi đốt tiền nên quyết định rời Việt Nam.
Sau khi ngừng hợp tác với eBay, ông Bình nhận ra, lượng mua sắm qua online chỉ chiếm 2%, còn đến 98% vẫn giữ thói quen mua sắm trong các môi trường truyền thống. Vị "cá mập" cũng nhận định, trong cuộc chơi thương mại điện tử, PeaceSoft có thể yếu hơn nhiều lần so với đối thủ đến từ nước ngoài, song trong môi trường truyền thống, PeaceSoft hoàn toàn có đủ khả năng phát triển mạnh mẽ.
"Tại sao không điện tử hóa các giao dịch truyền thống trong đời thực?", Shark Bình đặt câu hỏi. Từ đó, ông Nguyễn Hòa Bình chuyển hướng kinh doanh từ "thương mại điện tử" sang phát triển "điện tử hóa thương mại" và tầm nhìn về tập đoàn Nexttech được ra đời từ đó. Theo chia sẻ của ông, "đứa con tinh thần" này đi theo hướng làm một sản phẩm công nghệ đóng gói thương mại, chứ không bán sức lao động là chính nữa. Shark Bình cho biết doanh nghiệp của anh học hỏi nhiều tử thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến... mà Alibaba đã xây dựng.
Cho tới nay, Nexttech trở thành một tập đoàn lớn mạnh với hơn 1.000 nhân viên hoạt động trên 7 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi như mPos, Vimo, Boxme, FastGo, Ngân Lượng,...
Theo thống kê năm 2018, sản lượng giao dịch của Nexttech lên tới 1,5 tỉ USD. Ông Nguyễn Hòa Bình, chủ tịch Nexttech cũng từng nằm trong danh sách những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017. Hết.
Hãy bỏ phiếu cho tôi:))
saving score / loading statistics ...