Text Practice Mode
Tại sao con người càng trưởng thành càng khó rung động?
created Nov 14th, 07:49 by TrnhHiVy
0
576 words
30 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Cái giá để có thể bước vào trái tim một người, sẽ theo tuổi tác tăng dần mà tăng lên gấp bội. Mối tình đầu năm 15 tuổi ngoảnh đầu cười một cái đã có thể trở thành bạch nguyệt quang cả một đời. Người bạn đời năm 40 tuổi ôm đồm việc công ty lẫn việc nhà cũng chỉ là gập ghềnh của cuộc sống. Hồi nhỏ nghịch bùn đất cùng nhau là đã trở thành anh em tốt cả đời, trưởng thành rồi hôm nay bạn bạn tôi tôi ngày mai đâm sau lưng vài nhát.
Hệ thống nhận thức của con người có quá trình trưởng thành. Tình cảm ôm ấp trong lòng của tất cả mọi người đều là hoài niệm về thời thơ ấu, hồi còn trẻ. Chỉ nghe nói người 50 tuổi hoài niệm về sân thể dục năm 15 tuổi, chứ chưa nghe nói chuyện cụ già 100 tuổi hoài niệm nhất là về viện dưỡng lão năm 60 tuổi. Mặc dù khoảng cách thời gian tương tự nhau, nhưng thực ra cảm nhận đối với thế giới lại vô cùng khác biệt.
Bạn xuất hiện và ở cạnh một người vào thời điểm anh ta đang xây dựng hệ thống nhận thức đối với thế giới, vậy thì bạn chính là một phần trong thế giới của anh ta, là phần quan trọng trong hồi ức của anh ta, là sự tồn tại quan trọng trong cuộc đời anh ta. Chỉ cần anh ta hoài niệm lại khoảng thời gian này, thì sẽ không thể nào tránh được, không thể nào quên được bạn. Mức độ tham gia của bạn càng sâu, chiếm tỉ lệ càng nhiều trong đoạn hồi ức này, thì sẽ càng khiến người ta rung động.
Ngoài ra, cảm nhận của con người đối với tốc độ trôi đi của thời gian cũng sẽ theo tuổi tác mà tăng nhanh. Thời gian 4 năm trung học êm đềm mà dài đằng đẵng, từ nhà ăn cho tới sân tập, từ lớp học cho tới vườn trường, từ tấm bảng đen cho tới cuốn vở bài tập... Những hình ảnh có thể hồi tưởng vô cùng nhiều, khoảnh khắc để nhớ lại cũng rất dài. Thời gian 3 năm sau khi ra xã hội làm việc, ngây ngô chao đảo, còn chưa kịp nhìn nhận rõ người xung quanh là ai, thì đã chuẩn bị nghỉ việc chuyển chỗ làm, đâu ra thời gian nhìn xem người nào có thể rung động. Em bé sơ sinh 1 tuổi và đứa trẻ 10 tuổi khác nhau một trời một vực, nhưng cụ già 70 tuổi và cụ già 80 tuổi thì đều là người già không có gì khác biệt. Con người ta sống đến giai đoạn cuối đời đến bản thân mình cũng không có điểm đặc biệt gì nữa, liệu còn để ý tới điểm đặc biệt của người khác hay không?
Tuổi tác càng cao càng khó rung động, là bởi tuổi càng cao thì hệ thống nhận thức thế giới càng hoàn chỉnh, càng rõ ràng, càng không cần gọt giũa, chắp vá, bù đắp.
Con người thuở mới đầu, như một tờ giấy trắng, vẽ nhẹ một nét là đã để lại vết tích rõ ràng. Nhưng đợi tới khi bức tranh của họ đã hoàn thiện, nếu bạn muốn để lại ấn tượng, sẽ cần mực đậm màu hơn nhiều.
Hệ thống nhận thức của con người có quá trình trưởng thành. Tình cảm ôm ấp trong lòng của tất cả mọi người đều là hoài niệm về thời thơ ấu, hồi còn trẻ. Chỉ nghe nói người 50 tuổi hoài niệm về sân thể dục năm 15 tuổi, chứ chưa nghe nói chuyện cụ già 100 tuổi hoài niệm nhất là về viện dưỡng lão năm 60 tuổi. Mặc dù khoảng cách thời gian tương tự nhau, nhưng thực ra cảm nhận đối với thế giới lại vô cùng khác biệt.
Bạn xuất hiện và ở cạnh một người vào thời điểm anh ta đang xây dựng hệ thống nhận thức đối với thế giới, vậy thì bạn chính là một phần trong thế giới của anh ta, là phần quan trọng trong hồi ức của anh ta, là sự tồn tại quan trọng trong cuộc đời anh ta. Chỉ cần anh ta hoài niệm lại khoảng thời gian này, thì sẽ không thể nào tránh được, không thể nào quên được bạn. Mức độ tham gia của bạn càng sâu, chiếm tỉ lệ càng nhiều trong đoạn hồi ức này, thì sẽ càng khiến người ta rung động.
Ngoài ra, cảm nhận của con người đối với tốc độ trôi đi của thời gian cũng sẽ theo tuổi tác mà tăng nhanh. Thời gian 4 năm trung học êm đềm mà dài đằng đẵng, từ nhà ăn cho tới sân tập, từ lớp học cho tới vườn trường, từ tấm bảng đen cho tới cuốn vở bài tập... Những hình ảnh có thể hồi tưởng vô cùng nhiều, khoảnh khắc để nhớ lại cũng rất dài. Thời gian 3 năm sau khi ra xã hội làm việc, ngây ngô chao đảo, còn chưa kịp nhìn nhận rõ người xung quanh là ai, thì đã chuẩn bị nghỉ việc chuyển chỗ làm, đâu ra thời gian nhìn xem người nào có thể rung động. Em bé sơ sinh 1 tuổi và đứa trẻ 10 tuổi khác nhau một trời một vực, nhưng cụ già 70 tuổi và cụ già 80 tuổi thì đều là người già không có gì khác biệt. Con người ta sống đến giai đoạn cuối đời đến bản thân mình cũng không có điểm đặc biệt gì nữa, liệu còn để ý tới điểm đặc biệt của người khác hay không?
Tuổi tác càng cao càng khó rung động, là bởi tuổi càng cao thì hệ thống nhận thức thế giới càng hoàn chỉnh, càng rõ ràng, càng không cần gọt giũa, chắp vá, bù đắp.
Con người thuở mới đầu, như một tờ giấy trắng, vẽ nhẹ một nét là đã để lại vết tích rõ ràng. Nhưng đợi tới khi bức tranh của họ đã hoàn thiện, nếu bạn muốn để lại ấn tượng, sẽ cần mực đậm màu hơn nhiều.
saving score / loading statistics ...