Text Practice Mode
Lợi ích thứ yếu và sự trốn tránh
created Oct 31st, 02:59 by embe
0
468 words
25 completed
5
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Mỗi khi chúng ta đưa ra một sự lựa chọn, nhất định là vì có thể đạt được một số "lợi ích" nào đó từ sự lựa chọn đó. Khi chúng ta đối mặt với vấn đề thực sự nhưng lại lựa chọn cách "trốn tránh" để ứng phó, chắc chắn là bởi vì ta có thể có được lợi ích gì đó từ hành vi "trốn tránh" này, loại lợi ích này được gọi là "lợi ích thứ yếu".
Tại sao lại gọi là "lợi ích thứ yếu"? Bởi điều mà vốn dĩ ta nên làm đó là đối diện với vấn đề thực sự, thay đổi và giải quyết, đây mới là lợi ích chủ yếu nhất mà ta có thể có được.
Chúng ta cứ luôn có xu hướng lựa chọn "lợi ích thứ yếu", trốn tránh vấn đề thực sự.
Bạn biết rằng vóc dáng của mình chưa đẹp, sức khỏe không được tốt, nhưng lại lựa chọn tiếp tục ăn thùng uống vại, tại sao thế? Bởi vì việc ăn uống bừa phứa có thể đem lại khoái cảm, cũng chính là "lợi ích thứ yếu". Có thể bạn sẽ biện hộ cho bản thân rằng: Cuộc đời ngắn ngủi, sao không cái gì vui thì mình làm cái đó? Sao các bạn phải giày vò bản thân?
Bạn biết rằng con đường sự nghiệp trước mắt là một con ngõ cụt, nhưng lại lựa chọn ở yên bất động, tại sao thế? Bởi vì có thể tạm thời "ổn định", có thể cảm nhận được cảm giác "an toàn", có thể không cần đối mặt với thử thách chuyển đổi công việc, có thể không cần phấn đấu trên phương diện chiến lược... Đây cũng chính là "lợi ích thứ yếu". Có thể bạn sẽ biện hộ cho bản thân rằng: Thực ra công việc nào mà chẳng như nhau, tôi cảm thấy bây giờ cũng khá ổn, ít nhất thì kiếm được tiền.
Sự thật hoàn toàn không phải như vậy.
Trong cuốn sách "Sự trưởng thành của người thông minh", Steve đã nêu một phương pháp kinh điển để bản thân nhìn nhận thực tế chân thực: Tự đánh giá.
Hãy liệt kê ra những phương diện chủ yếu trong cuộc sống của bạn, và chấm điểm từ 1 đến 10 cho từng mục, ví dụ:
Thói quen cuộc sống
Công việc
Tình hình tài chính
Trạng thái tâm lý
Mối quan hệ xã hội / Mối quan hệ yêu đương
Gia đình
Tính cách
Mục tiêu cuộc đời...
Tôi từng dùng cách này để đánh giá các phương diện chủ yếu trong cuộc sống của mình, rất rõ ràng, bạn có thể phát hiện ra phần nào khiến mình không hài lòng nhất. Sau đó, hãy thay đổi nó.
Tại sao lại gọi là "lợi ích thứ yếu"? Bởi điều mà vốn dĩ ta nên làm đó là đối diện với vấn đề thực sự, thay đổi và giải quyết, đây mới là lợi ích chủ yếu nhất mà ta có thể có được.
Chúng ta cứ luôn có xu hướng lựa chọn "lợi ích thứ yếu", trốn tránh vấn đề thực sự.
Bạn biết rằng vóc dáng của mình chưa đẹp, sức khỏe không được tốt, nhưng lại lựa chọn tiếp tục ăn thùng uống vại, tại sao thế? Bởi vì việc ăn uống bừa phứa có thể đem lại khoái cảm, cũng chính là "lợi ích thứ yếu". Có thể bạn sẽ biện hộ cho bản thân rằng: Cuộc đời ngắn ngủi, sao không cái gì vui thì mình làm cái đó? Sao các bạn phải giày vò bản thân?
Bạn biết rằng con đường sự nghiệp trước mắt là một con ngõ cụt, nhưng lại lựa chọn ở yên bất động, tại sao thế? Bởi vì có thể tạm thời "ổn định", có thể cảm nhận được cảm giác "an toàn", có thể không cần đối mặt với thử thách chuyển đổi công việc, có thể không cần phấn đấu trên phương diện chiến lược... Đây cũng chính là "lợi ích thứ yếu". Có thể bạn sẽ biện hộ cho bản thân rằng: Thực ra công việc nào mà chẳng như nhau, tôi cảm thấy bây giờ cũng khá ổn, ít nhất thì kiếm được tiền.
Sự thật hoàn toàn không phải như vậy.
Trong cuốn sách "Sự trưởng thành của người thông minh", Steve đã nêu một phương pháp kinh điển để bản thân nhìn nhận thực tế chân thực: Tự đánh giá.
Hãy liệt kê ra những phương diện chủ yếu trong cuộc sống của bạn, và chấm điểm từ 1 đến 10 cho từng mục, ví dụ:
Thói quen cuộc sống
Công việc
Tình hình tài chính
Trạng thái tâm lý
Mối quan hệ xã hội / Mối quan hệ yêu đương
Gia đình
Tính cách
Mục tiêu cuộc đời...
Tôi từng dùng cách này để đánh giá các phương diện chủ yếu trong cuộc sống của mình, rất rõ ràng, bạn có thể phát hiện ra phần nào khiến mình không hài lòng nhất. Sau đó, hãy thay đổi nó.
saving score / loading statistics ...