Text Practice Mode
Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là sự tưởng tượng thê thảm hóa
created Oct 30th, 13:33 by DuDu
3
504 words
23 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Sự tưởng tượng thê thảm hóa là để chỉ việc tưởng tượng ra kết quả tồi tệ nhất của những việc tiêu cực, thê thảm hóa hậu quả của sự việc, thậm chí tưởng tượng ra những hậu quả khó có khả năng xảy ra, trong đầu hiện ra tình cảnh tồi tệ nhất, phóng đại ảnh hưởng xấu của những sự việc tiêu cực.
Có những người chỉ cần bị phê bình khiển trách, là sẽ cảm thấy bản thân chẳng được tích sự gì, liên tưởng tới việc sẽ bị sa thải.
Có những người thất nghiệp và cảm thấy con đường phía trước mờ mịt tăm tối, liên tưởng tới sau này mình không bao giờ kiếm được việc nữa.
Có những người thành tích làm việc không tốt, cảm thấy bản thân quá vô dụng, liên tưởng tới sau này không thể nào có ngày được vẻ vang.
Khi bạn tưởng tượng và thê thảm hóa chuyện trong tương lai, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tuyệt vọng và lo âu. Nhưng những lo âu và phiền muộn này đã thực sự xảy ra chưa?
Trong cuốn sách "Tâm lý học tích cực" có viết: "Những chuyện mà con người lo lắng, hoặc có thể nói là những chuyện mà mỗi cá thể lo lắng, thực ra trong tương lai 90% là không trở thành hiện thực, thế nhưng bạn lại bỏ ra 90% tâm trí và lo lắng vô ích.
Thứ thực sự khiến bạn lo âu không phải là bản thân sự việc, mà là nhận thức của bạn, là cái sự "tưởng tượng thê thảm hóa" trong đầu bạn.
Vậy phải làm sao? Bạn phải làm được việc "phân tách nhận thức", ngừng tưởng tượng thê thảm hóa.
Phân tách nhận thức tức là bạn phải nhìn thấy được ý nghĩ của mình, có thể miêu tả sự thật mà không kèm theo cảm xúc chủ quan.
Bạn có thể viết nhật ký, ghi chép lại những ý nghĩ lo âu và những hồi ức luẩn quẩn trong quá khứ.
Sau đó có thể tách biệt "cái tôi" và "vấn đề", tức là bạn cần làm rõ đâu là cảm xúc, đâu là vấn đề thực sự.
Tiếp nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân, điều chỉnh nhận thức, dùng tâm thái tích cực lạc quan hơn để nhìn nhận vấn đề ở hiện tại.
Hãy nhiều lần nhắc nhở bản thân mấy câu này, thoát khỏi tư duy thê thảm hóa:
"Những chuyện mà tôi lo lắng, phần lớn đều sẽ không xảy ra."
"Cho dù có xảy ra thì cũng không ảnh hưởng quá lớn đối với tôi."
"Tôi luôn luôn có năng lực khắc phục vấn đề nhiều hơn tôi tưởng."
Khi bạn nhìn nhận các vấn đề như thế này, bạn sẽ không còn phóng đại tâm trạng lo âu của mình, mà sẽ tập trung vào sự việc. Đối mặt với sự sợ hãi, dùng hành động hóa giải lo âu.
Có những người chỉ cần bị phê bình khiển trách, là sẽ cảm thấy bản thân chẳng được tích sự gì, liên tưởng tới việc sẽ bị sa thải.
Có những người thất nghiệp và cảm thấy con đường phía trước mờ mịt tăm tối, liên tưởng tới sau này mình không bao giờ kiếm được việc nữa.
Có những người thành tích làm việc không tốt, cảm thấy bản thân quá vô dụng, liên tưởng tới sau này không thể nào có ngày được vẻ vang.
Khi bạn tưởng tượng và thê thảm hóa chuyện trong tương lai, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tuyệt vọng và lo âu. Nhưng những lo âu và phiền muộn này đã thực sự xảy ra chưa?
Trong cuốn sách "Tâm lý học tích cực" có viết: "Những chuyện mà con người lo lắng, hoặc có thể nói là những chuyện mà mỗi cá thể lo lắng, thực ra trong tương lai 90% là không trở thành hiện thực, thế nhưng bạn lại bỏ ra 90% tâm trí và lo lắng vô ích.
Thứ thực sự khiến bạn lo âu không phải là bản thân sự việc, mà là nhận thức của bạn, là cái sự "tưởng tượng thê thảm hóa" trong đầu bạn.
Vậy phải làm sao? Bạn phải làm được việc "phân tách nhận thức", ngừng tưởng tượng thê thảm hóa.
Phân tách nhận thức tức là bạn phải nhìn thấy được ý nghĩ của mình, có thể miêu tả sự thật mà không kèm theo cảm xúc chủ quan.
Bạn có thể viết nhật ký, ghi chép lại những ý nghĩ lo âu và những hồi ức luẩn quẩn trong quá khứ.
Sau đó có thể tách biệt "cái tôi" và "vấn đề", tức là bạn cần làm rõ đâu là cảm xúc, đâu là vấn đề thực sự.
Tiếp nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân, điều chỉnh nhận thức, dùng tâm thái tích cực lạc quan hơn để nhìn nhận vấn đề ở hiện tại.
Hãy nhiều lần nhắc nhở bản thân mấy câu này, thoát khỏi tư duy thê thảm hóa:
"Những chuyện mà tôi lo lắng, phần lớn đều sẽ không xảy ra."
"Cho dù có xảy ra thì cũng không ảnh hưởng quá lớn đối với tôi."
"Tôi luôn luôn có năng lực khắc phục vấn đề nhiều hơn tôi tưởng."
Khi bạn nhìn nhận các vấn đề như thế này, bạn sẽ không còn phóng đại tâm trạng lo âu của mình, mà sẽ tập trung vào sự việc. Đối mặt với sự sợ hãi, dùng hành động hóa giải lo âu.
saving score / loading statistics ...