Text Practice Mode
Bài 1: Liên hợp quốc
created Oct 7th, 13:34 by NNHaiz
0
1428 words
0 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
1. Bối cảnh lịch sử
- Trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh.
- Nhu cầu xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh. Điều này phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới.
2. Quá trình hình thành (1941-1945)
- 12-6-1941: Các nước Đồng minh ra Bản tuyên bố Luân Đôn, cam kết cùng hợp tác cả trong chiến tranh và hòa bình. (ý tưởng lập LQH)
- Ngày 1-1 và 2-1-1942, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), đại diện các nước Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và 22 nước khác đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết cùng chống phát xít. (lần đầu tiên “LHQ” được nhắc tới)
- Từ 28-11 đến 1-12-1943: Tại Hội nghị Tê-hê-ran (Iran), nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc.
- 2-1945: Tại Hội nghị Ianta (Liên Xô), nguyên thủ ba bước; Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
- Từ 25-4 đến 26-6-1945: Đại diện 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. => Văn kiện quan trọng nhất thông qua được mục đích và nguyên tắc.
- 24-10-1945: Với sự phê chuẩn Hiến chương của các nước thành viên, Liên hợp quốc chính thức được thành lập.
- Trụ sở của LHQ đặt tại Niu Oóc (Mỹ)
3. Mục tiêu
- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc.
- Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, bảo đảm quyền con người và những quyền tự do cơ bản.
- Là trung tâm điều hòa hoạt động của các quốc gia vì những mục tiêu chung.
4. Nguyên tắc hoạt động (thể hiện đầy đủ trong Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)
- Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
- Không can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của các nước.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường quốc lớn.
Nhận xét:
- Tích cực: hạn chế quyền lực các nước lớn
- Tiêu cực: các nước nhỏ bị chi phối
5. Các cơ quan chính: gồm 6 cơ quan chính:
- Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên (năm 1977 Việt Nam là hành viên thứ 149, hiện nay có 193 thành viên)
- Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an nính thế giới (5 nước thường trực - Nhóm P5 gồm Liên xô-Mỹ-Anh-Pháp-Trung Quốc và 10 nước không thường trực - Nhóm E10-do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kì 2 năm-9/15 phiếu-⅔
(Việt Nam 2 lần: lần 1 (nhiệm kì 2008-2009), lần 2 (nhiệm kì 2020-2021), tín nhiệm của VN được nâng cao trên trường quốc tế.
- Ban thư kí: cơ quan hành chính (đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm)
- Hội đồng kinh tế-xã hội: chịu trách nghiệm đề xuất và phát triển các chính sách kinh tế, xã hội và phát triển toàn cầu, bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển bền vững. (gồm 54 thành viên với nhiệm kì 5 năm)
- Tòa án quốc tế: cơ quan tư pháp, giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tòa án gồm 15 thẩm phán với 15 quốc tích khác nhau, nhiệm kì 9 năm. Trụ sở đặt tại Lahay-Hà Lan
- Hội đông Quản thác: được thành lập để giám sát các khu vực thuộc quyền ủy thác và giúp đỡ các khu vực này đạt được sự tự trị hoặc độc lập, tuy nhiện hiện nay hầu hết các lãnh thổ này đã trở thành các quốc gia độc lập nên Hội đồng Quản thác đã ngừng hoạt động và hiện chỉ hoạt động trên cơ sở tượng trưng.
- Các tổ chức chuyên môn khác: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức y tế TG (WHO), Quỹ nhi đồng (UNICEF), Tổ chức lương nông (FAO)... (trừ WTO-tổ chức thương mại thế giới)
6. Vai trò của Liên hợp quốc
a) Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế
- Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột; làm trung gian hòa giải các cuộc xung đột và khủng hoảng quốc tế tại nhiều khu vực trên thế giới; triển khai hoạt động gìn giữ hòa bình, tạo điều kiện để hòa bình được duy trì bền vững. Những nỗ lực của Liên hợp quốc đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chính tranh thế giới mới từ năm 1945 đến nay.
- Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang, hạn chế vũ khí hạt nhân,... tạo khuôn khổ pháp lí cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
+ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968);
+ Công ước cấm sử dụng, phát triển và tàng trữ vũ khí hóa học và về việc phá hủy các loại vũ khí này (1993);
+ Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996);
+ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (2017);
- Liên hợp quốc còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, chấm dứt các hình thức của chế độ phân biệt chủng tôc.
b) Thúc đẩy phát triển
- Liên hợp quốc ưu tiên tạo mộ trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính, thương mai, khoa học, kĩ thuật thông qua các chương trình, quỹ trực thuộc, các tổ chúc chuyên môn và các tổ chức liên chính phủ.
- Liên hợp quốc cũng có nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn tri thức, kĩ thuật, nhân lực,... để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
- Năm 2015, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặt ra 17 mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 (SDGs-Sustainable Develapment Goals)
- Ngày 17-10 hằng năm là Ngày quốc tế xóa nghèo, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua từ năm 1992.
- Ngay từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã nổi lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người (đặc biệt là quyền đối với phụ nữ), xây dựng một thế giới an toàn hơn, công bằng hơn và tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
- Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ năm 2000, Liên hợp quốc đã đề ra Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ, nhằm xóa bỏ đói nghèo, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế, năng lực của người phụ nữ, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, phóng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác, bảo đảm bền vững môi trường…
- Liên hợp quốc cũng có sự hỗ trợ hiệu quả đối với các nước trong quá trình phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế.
- Trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh.
- Nhu cầu xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh. Điều này phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới.
2. Quá trình hình thành (1941-1945)
- 12-6-1941: Các nước Đồng minh ra Bản tuyên bố Luân Đôn, cam kết cùng hợp tác cả trong chiến tranh và hòa bình. (ý tưởng lập LQH)
- Ngày 1-1 và 2-1-1942, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), đại diện các nước Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và 22 nước khác đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết cùng chống phát xít. (lần đầu tiên “LHQ” được nhắc tới)
- Từ 28-11 đến 1-12-1943: Tại Hội nghị Tê-hê-ran (Iran), nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc.
- 2-1945: Tại Hội nghị Ianta (Liên Xô), nguyên thủ ba bước; Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
- Từ 25-4 đến 26-6-1945: Đại diện 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. => Văn kiện quan trọng nhất thông qua được mục đích và nguyên tắc.
- 24-10-1945: Với sự phê chuẩn Hiến chương của các nước thành viên, Liên hợp quốc chính thức được thành lập.
- Trụ sở của LHQ đặt tại Niu Oóc (Mỹ)
3. Mục tiêu
- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc.
- Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, bảo đảm quyền con người và những quyền tự do cơ bản.
- Là trung tâm điều hòa hoạt động của các quốc gia vì những mục tiêu chung.
4. Nguyên tắc hoạt động (thể hiện đầy đủ trong Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)
- Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
- Không can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của các nước.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường quốc lớn.
Nhận xét:
- Tích cực: hạn chế quyền lực các nước lớn
- Tiêu cực: các nước nhỏ bị chi phối
5. Các cơ quan chính: gồm 6 cơ quan chính:
- Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên (năm 1977 Việt Nam là hành viên thứ 149, hiện nay có 193 thành viên)
- Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an nính thế giới (5 nước thường trực - Nhóm P5 gồm Liên xô-Mỹ-Anh-Pháp-Trung Quốc và 10 nước không thường trực - Nhóm E10-do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kì 2 năm-9/15 phiếu-⅔
(Việt Nam 2 lần: lần 1 (nhiệm kì 2008-2009), lần 2 (nhiệm kì 2020-2021), tín nhiệm của VN được nâng cao trên trường quốc tế.
- Ban thư kí: cơ quan hành chính (đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm)
- Hội đồng kinh tế-xã hội: chịu trách nghiệm đề xuất và phát triển các chính sách kinh tế, xã hội và phát triển toàn cầu, bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển bền vững. (gồm 54 thành viên với nhiệm kì 5 năm)
- Tòa án quốc tế: cơ quan tư pháp, giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tòa án gồm 15 thẩm phán với 15 quốc tích khác nhau, nhiệm kì 9 năm. Trụ sở đặt tại Lahay-Hà Lan
- Hội đông Quản thác: được thành lập để giám sát các khu vực thuộc quyền ủy thác và giúp đỡ các khu vực này đạt được sự tự trị hoặc độc lập, tuy nhiện hiện nay hầu hết các lãnh thổ này đã trở thành các quốc gia độc lập nên Hội đồng Quản thác đã ngừng hoạt động và hiện chỉ hoạt động trên cơ sở tượng trưng.
- Các tổ chức chuyên môn khác: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức y tế TG (WHO), Quỹ nhi đồng (UNICEF), Tổ chức lương nông (FAO)... (trừ WTO-tổ chức thương mại thế giới)
6. Vai trò của Liên hợp quốc
a) Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế
- Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột; làm trung gian hòa giải các cuộc xung đột và khủng hoảng quốc tế tại nhiều khu vực trên thế giới; triển khai hoạt động gìn giữ hòa bình, tạo điều kiện để hòa bình được duy trì bền vững. Những nỗ lực của Liên hợp quốc đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chính tranh thế giới mới từ năm 1945 đến nay.
- Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang, hạn chế vũ khí hạt nhân,... tạo khuôn khổ pháp lí cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
+ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968);
+ Công ước cấm sử dụng, phát triển và tàng trữ vũ khí hóa học và về việc phá hủy các loại vũ khí này (1993);
+ Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996);
+ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (2017);
- Liên hợp quốc còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, chấm dứt các hình thức của chế độ phân biệt chủng tôc.
b) Thúc đẩy phát triển
- Liên hợp quốc ưu tiên tạo mộ trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính, thương mai, khoa học, kĩ thuật thông qua các chương trình, quỹ trực thuộc, các tổ chúc chuyên môn và các tổ chức liên chính phủ.
- Liên hợp quốc cũng có nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn tri thức, kĩ thuật, nhân lực,... để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
- Năm 2015, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặt ra 17 mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 (SDGs-Sustainable Develapment Goals)
- Ngày 17-10 hằng năm là Ngày quốc tế xóa nghèo, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua từ năm 1992.
- Ngay từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã nổi lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người (đặc biệt là quyền đối với phụ nữ), xây dựng một thế giới an toàn hơn, công bằng hơn và tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
- Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ năm 2000, Liên hợp quốc đã đề ra Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ, nhằm xóa bỏ đói nghèo, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế, năng lực của người phụ nữ, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, phóng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác, bảo đảm bền vững môi trường…
- Liên hợp quốc cũng có sự hỗ trợ hiệu quả đối với các nước trong quá trình phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế.
saving score / loading statistics ...