Text Practice Mode
Đọc vị bất kì ai Chương 9: Đọc vị cảm xúc
created Jan 24th 2023, 12:53 by Co Thien
2
2203 words
9 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Điều gì khiến một người trở nên “bình thường” hay “không bình thường”?
Trong mỗi người chúng ta có ba nhân tố cùng tồn tại, bình thường tách biệt nhau, đôi khi chồng chéo, trái ngược nhau, đó là: tâm hồn (lương tâm), bản ngã (cái tôi) và cơ thể. Tâm hồn tìm cách làm điều đúng đắn, bản ngã (một dạng tâm hồn ở mức độ thấp hơn) thì muốn trở nên đúng, còn cơ thể chỉ muốn thoát khỏi tất cả những lý luận lằng nhằng này.
khi hành động vì lương tâm, chúng ta sẽ làm điều mà chúng ta cho là đúng, bất chấp việc chúng ta cảm thấy thế nào khi làm điều đó.
cơ thể chỉ muốn làm cái mà nó thích làm, bản ngã muốn làm điều sẽ làm nó được nhìn nhận tốt, còn lương tâm chỉ muốn làm điều đúng đắn.
Sự thoải mái thực sự không phải là việc có thể làm điều mà chúng ta thích làm, mà là có thể làm điều mà chúng ta thực sự muốn làm, bất chấp việc chúng ta có thích làm hay là không.
Chỉ khi có thể hành động vì trách nhiệm, chúng ta mới có được sự tự tôn trọng bản thân, tức là lòng tự trọng. Lòng tự trọng và khả năng tự kiềm chế có mối quan hệ tương quan qua lại lẫn nhau. Nếu chúng ta không thể kiềm chế mà làm một điều chỉ để thỏa mãn sự hài lòng nhất thời hay chỉ làm sao cốt để bảo vệ và đánh bóng hình ảnh của bản thân thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ
Một người khi đã rơi vào trạng thái như vậy thường rất dễ cáu gắt và tức giận khi mọi chuyện không được như ý muốn. Họ không bao giờ thỏa mãn với cuộc sống của mình, luôn nghĩ mình thiếu sót so với người khác, và giống như một vật ký sinh, bám víu vào bất kỳ thứ gì có thể để tồn tại khi hết thứ này thì lại bám vào thứ khác, lúc nào cũng làm vậy và hiếm khi ngăn được mình không làm như thế. Những người như vậy luôn luôn tìm kiếm điều mình còn thiếu vì không bao giờ thỏa mãn với bản thân: họ sẽ không bao giờ có được hạnh phúc.
Những người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi bản thân luôn có những suy nghĩ về mong muốn; cơn bốc đồng và thôi thúc nhiều khi chỉ trong phút chốc và không phải thực sự là điều họ muốn. Những khi ở một mình, để chấm dứt được suy nghĩ “không thể chấp nhận được bản thân” lúc nào cũng giày vò tâm hồn mình, họ sẽ bất chấp tất cả để làm mọi thứ hòng giúp tâm trạng thoải mái hơn.
Khi chúng ta không yêu thích chính bản thân mình, thay vì việc làm sao để mình tốt hơn, chúng ta lại tự hành hạ mình bằng những thứ tưởng chừng như có thể giúp mình vui lên, như việc ăn uống vô độ; uống rượu hay lạm dụng các loại thuốc, nghiện ngập… và vô vàn các hình thức tiêu khiển khác khiến chúng ta càng lúc càng xa rời cuộc sống. Chúng ta những tưởng làm như vậy là một cách khỏa lấp, giúp chúng ta có thể yêu thương chính mình nhiều hơn, nhưng thực chất lại khiến chúng ta đánh mất bản thân mình nhiều hơn. Chúng ta không tự đầu tư vào bản thân để giúp mình tốt lên mà lại tự đánh lừa mình bằng những ảo tưởng không đáng có.
Bạn đã bao giờ nói chuyện nhã nhặn với một người mà bạn không hề thích hay chưa? Có bao giờ bạn bỏ ra một giờ hoặc thậm chí một ngày với một người lúc nào cũng khiến bạn nổi điên, nhưng bạn lại phải làm ra vẻ lịch sự, tôn trọng họ? Điều gì xảy ra nếu bạn phải sống với một người như thế và người đó chính là bạn? Dù có làm gì để tự huyễn hoặc bản thân, rồi bạn cũng sẽ phải chịu những tổn thương về cả vật chất lẫn tinh thần.
Khi một người không quan tâm tới bản thân, anh ta sẽ không thể yêu thương chính bản thân mình. Để lấp đầy những khiếm khuyết về tình cảm đó, họ sẽ quay ra bên ngoài để tìm cách khỏa lấp bằng sự xoa dịu. Điều này giải thích được những trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng như những mâu thuẫn trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong đời sống thực tế: một người hay suy nghĩ tiêu cực sẽ tìm kiếm sự đồng tình và công nhận của những người xung quanh như một cách để tự tôn trọng bản thân anh ta. Nếu được tôn trọng, anh ta cũng thấy có thể tự tôn trọng bản thân, rồi tự động chuyển những những lời khen tặng hay sự yêu mến của người khác thành sự tự yêu thương bản thân. Giá trị của anh ta được quyết định bởi những đánh giá của người khác. Tâm trạng của anh ta lên xuống thất thường và trở nên rất dễ bị tổn thương bởi những nhận xét hay ánh mắt của mọi người.
Những người như vậy thường sống trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn luôn phải tìm kiếm sự ủng hộ và chú ý từ người khác. Khi đó, mọi việc chúng ta làm đều vì đánh giá của người khác (để được người khác chú ý và ủng hộ), nên những hành động đều rất cảm tính.
Ví dụ khi chọn trang phục nhằm nhận được sự chấp thuận hoặc để gây ấn tượng với người khác, chúng ta thường rất băn khoăn. Tự chúng ta đặt mình vào vị trí phải phụ thuộc vào người khác và dần dần trở nên quá chú ý vào bản thân, dễ bị tổn thương, buồn bực, phân tán và chán nản. Hãy tưởng tượng: khi phải dựa vào đánh giá của người khác mới xác định được giá trị của bản thân, chẳng khác nào chúng ta đang ở ngã ba đường, đứng đó để mặc cho người đời nhận xét nếu nhận xét tốt, chúng ta có tâm trạng tốt, còn nếu đó là ánh nhìn ác ý thì chúng ta sẽ cảm thấy tồi tệ. Kết quả là chúng ta chẳng bao giờ thỏa mãn, hài lòng với bản thân.
Mất bình tĩnh và giận dữ
một người không tự tôn trọng bản thân cũng sẽ không kiểm soát được hành động của chính mình. lòng tự trọng xuất phát từ khả năng tự kiềm chế; vì vậy, chỉ cần một giọt nước làm tràn ly cũng sẽ khiến người đó mất kiểm soát. khi quyền tự do bị tước mất, có nghĩa là lòng tự trọng còn sót lại cũng mất Anh ta dám phó mặc cho người đời đánh giá để giúp mình có cảm giác thoải mái, thì anh ta sẽ chẳng ngại ngần gì mà không đấu tranh để bảo vệ lòng tự tôn, niềm tin, các giá trị, hành động, cũng như cái quyền được nói ra chính kiến của mình. Một khi đã mất bình tĩnh, anh ta sẽ bất chấp tất cả để bảo vệ quyền lợi của mình đến cùng.
Ngay chính trong con người thiếu sự tôn trọng bản thân và dễ bị mất bình tĩnh, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, phần thiếu tôn trọng bản thân này có thể khiến anh ta có các phản ứng không thể lường trước được. Thế giới xung quanh anh ta chính là cơ sở tâm lý duy nhất và cuối cùng quyết định mọi hành vi tâm lý của anh ta. Khi cảm thấy không có được sự tôn trọng thích đáng, họ sẽ trở nên giận dữ như một cách tự bảo vệ mình trước những tổn thương. Càng lúc càng bị cuốn theo những phản ứng đầy cảm tính như thế, họ không hiểu được rằng càng tức giận bao nhiêu thì họ càng dễ mất bình tĩnh bấy nhiêu.
Một số người bộc lộ sự giận dữ ra ngoài và trở nên bẩn tính, ồn ào và cay độc, trong khi một số khác kìm nén vào bên trong và trở nên bi lụy, lúc nào cũng trong tình trạng dễ bị chà đạp, chỉ để làm người khác vừa lòng, hòng có được sự tôn trọng và tình cảm của họ.
một số dấu hiệu cảnh báo đặc biệt của ba loại bạo lực tiềm tàng:
1: Dấu hiệu chung về nguy cơ bạo lực tiềm tàng
Người đó kể về thời thơ ấu, bố mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè thuở bé của họ thế nào? Một người nếu nói một cách cay nghiệt về thời thơ ấu hay họ hàng của anh ta, sử dụng những ngôn từ mạnh, thậm chí đôi khi là ngôn ngữ bạo lực thì chắc chắn anh ta có những vấn đề trong quá khứ vẫn chưa được giải quyết, rất có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Đó có phải là người có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề? Người đó thường tránh các vụ ẩu đả và cố gắng giải quyết mọi chuyện bằng lời nói thì có chắc anh ta sẽ phản đối biện pháp giải quyết phải sử dụng đến bạo lực không?
Người đó có hay phản ứng thái quá trước những tiểu tiết và hay đa nghi về động cơ cá nhân của người khác không? Ví dụ, khi nhân viên thu ngân trả lại nhầm hoặc khi có người chỉ nhầm đường, liệu anh ta có nổi khùng rồi nghĩ rằng người đó có ý đồ hoặc mục đích gì mà làm vậy với mình hay không?
Đó có phải là người đối xử độc ác với động vật và với cả con người không? Anh ta có phải là loại người hay châm chọc, nói ra điều làm tổn thương người khác, hay lúc nào cũng chăm chăm làm người khác xấu hổ, nhục nhã, nhất là với những người ít có khả năng tự vệ không?
Người đó có hay uống rượu bia, lạm dụng thuốc, chất kích thích hay có thái độ, hành xử dễ gây nguy hiểm cho người khác và cho chính bản thân không?
2: Dấu hiệu trong quan hệ tình cảm/thân thiết
Ghen vừa phải sẽ tạo thêm hương vị ngọt ngào cho tình yêu ,nhiều quá sẽ trở thành liều thuốc độc. Khi một người ghen tuông, việc đó thể hiện tình cảm của anh ta với bạn thì ít mà thể hiện cảm giác của anh ta về bản thân thì nhiều. Đó là cảm xúc không lành mạnh, xuất phát từ sự thiếu tin tưởng và an toàn mà ra. Anh ta có hay kiểm soát bạn và lúc nào cũng muốn biết bạn đang làm gì, ở đâu hay không? Anh ta có ghen với tất cả mọi người, từ bạn bè tới gia đình bạn không? Anh ta có kết tội bạn lúc nào cũng đong đưa và cố gắng hạn chế bạn hết mức có thể, vào những lúc anh ta không ở đó không?Bạn có bao giờ có cảm giác sợ hãi trong tình cảm chưa? Anh ta có bao giờ đe dọa bạn, hay bạn có bao giờ lo lắng về chuyện anh ta sẽ thế nào nếu bạn chia tay chưa? Liệu có bao giờ anh ta, có vẻ nửa đùa nửa thật, nói rằng “anh sẽ không bao giờ sống thiếu em và em cũng vậy” chưa? Những lời nói kiểu như vậy không phải thể hiện tình yêu, chúng là những lo lắng của bản thân anh ta.
Hãy cẩn thận với người hai mặt, hay nói cách khác là người có tính cách không ổn định. Anh ta có thể chỉ đối xử tốt với bạn và tệ với những người khác. Dĩ nhiên nếu anh ta đối xử với bạn không ra gì trong khi lại đối tốt với những người khác thì bạn đã biết quan hệ của mình có vấn đề. Nhưng trường hợp ngược lại cũng rất đáng lo ngại vì nó nói lên rằng anh ta tốt với bạn vì mục đích riêng, thái độ như vậy không phản ánh bản chất và suy nghĩ thực sự của anh ta. Trong khi cách anh ta đối xử với những người khác khi không phải làm gì để lấy lòng họ mới là cái bạn cần quan tâm, vì đó mới là bản chất thực sự của anh ta. Hãy chú ý tới những lúc anh ta đối xử với những người mà anh ta không coi là “cần thiết” phải tốt với họ, như người bồi bàn, lễ tân hay người giữ cửa. Những hành xử này mới phản ánh đúng bản chất của anh ta.
Trong mỗi người chúng ta có ba nhân tố cùng tồn tại, bình thường tách biệt nhau, đôi khi chồng chéo, trái ngược nhau, đó là: tâm hồn (lương tâm), bản ngã (cái tôi) và cơ thể. Tâm hồn tìm cách làm điều đúng đắn, bản ngã (một dạng tâm hồn ở mức độ thấp hơn) thì muốn trở nên đúng, còn cơ thể chỉ muốn thoát khỏi tất cả những lý luận lằng nhằng này.
khi hành động vì lương tâm, chúng ta sẽ làm điều mà chúng ta cho là đúng, bất chấp việc chúng ta cảm thấy thế nào khi làm điều đó.
cơ thể chỉ muốn làm cái mà nó thích làm, bản ngã muốn làm điều sẽ làm nó được nhìn nhận tốt, còn lương tâm chỉ muốn làm điều đúng đắn.
Sự thoải mái thực sự không phải là việc có thể làm điều mà chúng ta thích làm, mà là có thể làm điều mà chúng ta thực sự muốn làm, bất chấp việc chúng ta có thích làm hay là không.
Chỉ khi có thể hành động vì trách nhiệm, chúng ta mới có được sự tự tôn trọng bản thân, tức là lòng tự trọng. Lòng tự trọng và khả năng tự kiềm chế có mối quan hệ tương quan qua lại lẫn nhau. Nếu chúng ta không thể kiềm chế mà làm một điều chỉ để thỏa mãn sự hài lòng nhất thời hay chỉ làm sao cốt để bảo vệ và đánh bóng hình ảnh của bản thân thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ
Một người khi đã rơi vào trạng thái như vậy thường rất dễ cáu gắt và tức giận khi mọi chuyện không được như ý muốn. Họ không bao giờ thỏa mãn với cuộc sống của mình, luôn nghĩ mình thiếu sót so với người khác, và giống như một vật ký sinh, bám víu vào bất kỳ thứ gì có thể để tồn tại khi hết thứ này thì lại bám vào thứ khác, lúc nào cũng làm vậy và hiếm khi ngăn được mình không làm như thế. Những người như vậy luôn luôn tìm kiếm điều mình còn thiếu vì không bao giờ thỏa mãn với bản thân: họ sẽ không bao giờ có được hạnh phúc.
Những người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi bản thân luôn có những suy nghĩ về mong muốn; cơn bốc đồng và thôi thúc nhiều khi chỉ trong phút chốc và không phải thực sự là điều họ muốn. Những khi ở một mình, để chấm dứt được suy nghĩ “không thể chấp nhận được bản thân” lúc nào cũng giày vò tâm hồn mình, họ sẽ bất chấp tất cả để làm mọi thứ hòng giúp tâm trạng thoải mái hơn.
Khi chúng ta không yêu thích chính bản thân mình, thay vì việc làm sao để mình tốt hơn, chúng ta lại tự hành hạ mình bằng những thứ tưởng chừng như có thể giúp mình vui lên, như việc ăn uống vô độ; uống rượu hay lạm dụng các loại thuốc, nghiện ngập… và vô vàn các hình thức tiêu khiển khác khiến chúng ta càng lúc càng xa rời cuộc sống. Chúng ta những tưởng làm như vậy là một cách khỏa lấp, giúp chúng ta có thể yêu thương chính mình nhiều hơn, nhưng thực chất lại khiến chúng ta đánh mất bản thân mình nhiều hơn. Chúng ta không tự đầu tư vào bản thân để giúp mình tốt lên mà lại tự đánh lừa mình bằng những ảo tưởng không đáng có.
Bạn đã bao giờ nói chuyện nhã nhặn với một người mà bạn không hề thích hay chưa? Có bao giờ bạn bỏ ra một giờ hoặc thậm chí một ngày với một người lúc nào cũng khiến bạn nổi điên, nhưng bạn lại phải làm ra vẻ lịch sự, tôn trọng họ? Điều gì xảy ra nếu bạn phải sống với một người như thế và người đó chính là bạn? Dù có làm gì để tự huyễn hoặc bản thân, rồi bạn cũng sẽ phải chịu những tổn thương về cả vật chất lẫn tinh thần.
Khi một người không quan tâm tới bản thân, anh ta sẽ không thể yêu thương chính bản thân mình. Để lấp đầy những khiếm khuyết về tình cảm đó, họ sẽ quay ra bên ngoài để tìm cách khỏa lấp bằng sự xoa dịu. Điều này giải thích được những trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng như những mâu thuẫn trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong đời sống thực tế: một người hay suy nghĩ tiêu cực sẽ tìm kiếm sự đồng tình và công nhận của những người xung quanh như một cách để tự tôn trọng bản thân anh ta. Nếu được tôn trọng, anh ta cũng thấy có thể tự tôn trọng bản thân, rồi tự động chuyển những những lời khen tặng hay sự yêu mến của người khác thành sự tự yêu thương bản thân. Giá trị của anh ta được quyết định bởi những đánh giá của người khác. Tâm trạng của anh ta lên xuống thất thường và trở nên rất dễ bị tổn thương bởi những nhận xét hay ánh mắt của mọi người.
Những người như vậy thường sống trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn luôn phải tìm kiếm sự ủng hộ và chú ý từ người khác. Khi đó, mọi việc chúng ta làm đều vì đánh giá của người khác (để được người khác chú ý và ủng hộ), nên những hành động đều rất cảm tính.
Ví dụ khi chọn trang phục nhằm nhận được sự chấp thuận hoặc để gây ấn tượng với người khác, chúng ta thường rất băn khoăn. Tự chúng ta đặt mình vào vị trí phải phụ thuộc vào người khác và dần dần trở nên quá chú ý vào bản thân, dễ bị tổn thương, buồn bực, phân tán và chán nản. Hãy tưởng tượng: khi phải dựa vào đánh giá của người khác mới xác định được giá trị của bản thân, chẳng khác nào chúng ta đang ở ngã ba đường, đứng đó để mặc cho người đời nhận xét nếu nhận xét tốt, chúng ta có tâm trạng tốt, còn nếu đó là ánh nhìn ác ý thì chúng ta sẽ cảm thấy tồi tệ. Kết quả là chúng ta chẳng bao giờ thỏa mãn, hài lòng với bản thân.
Mất bình tĩnh và giận dữ
một người không tự tôn trọng bản thân cũng sẽ không kiểm soát được hành động của chính mình. lòng tự trọng xuất phát từ khả năng tự kiềm chế; vì vậy, chỉ cần một giọt nước làm tràn ly cũng sẽ khiến người đó mất kiểm soát. khi quyền tự do bị tước mất, có nghĩa là lòng tự trọng còn sót lại cũng mất Anh ta dám phó mặc cho người đời đánh giá để giúp mình có cảm giác thoải mái, thì anh ta sẽ chẳng ngại ngần gì mà không đấu tranh để bảo vệ lòng tự tôn, niềm tin, các giá trị, hành động, cũng như cái quyền được nói ra chính kiến của mình. Một khi đã mất bình tĩnh, anh ta sẽ bất chấp tất cả để bảo vệ quyền lợi của mình đến cùng.
Ngay chính trong con người thiếu sự tôn trọng bản thân và dễ bị mất bình tĩnh, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, phần thiếu tôn trọng bản thân này có thể khiến anh ta có các phản ứng không thể lường trước được. Thế giới xung quanh anh ta chính là cơ sở tâm lý duy nhất và cuối cùng quyết định mọi hành vi tâm lý của anh ta. Khi cảm thấy không có được sự tôn trọng thích đáng, họ sẽ trở nên giận dữ như một cách tự bảo vệ mình trước những tổn thương. Càng lúc càng bị cuốn theo những phản ứng đầy cảm tính như thế, họ không hiểu được rằng càng tức giận bao nhiêu thì họ càng dễ mất bình tĩnh bấy nhiêu.
Một số người bộc lộ sự giận dữ ra ngoài và trở nên bẩn tính, ồn ào và cay độc, trong khi một số khác kìm nén vào bên trong và trở nên bi lụy, lúc nào cũng trong tình trạng dễ bị chà đạp, chỉ để làm người khác vừa lòng, hòng có được sự tôn trọng và tình cảm của họ.
một số dấu hiệu cảnh báo đặc biệt của ba loại bạo lực tiềm tàng:
1: Dấu hiệu chung về nguy cơ bạo lực tiềm tàng
Người đó kể về thời thơ ấu, bố mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè thuở bé của họ thế nào? Một người nếu nói một cách cay nghiệt về thời thơ ấu hay họ hàng của anh ta, sử dụng những ngôn từ mạnh, thậm chí đôi khi là ngôn ngữ bạo lực thì chắc chắn anh ta có những vấn đề trong quá khứ vẫn chưa được giải quyết, rất có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Đó có phải là người có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề? Người đó thường tránh các vụ ẩu đả và cố gắng giải quyết mọi chuyện bằng lời nói thì có chắc anh ta sẽ phản đối biện pháp giải quyết phải sử dụng đến bạo lực không?
Người đó có hay phản ứng thái quá trước những tiểu tiết và hay đa nghi về động cơ cá nhân của người khác không? Ví dụ, khi nhân viên thu ngân trả lại nhầm hoặc khi có người chỉ nhầm đường, liệu anh ta có nổi khùng rồi nghĩ rằng người đó có ý đồ hoặc mục đích gì mà làm vậy với mình hay không?
Đó có phải là người đối xử độc ác với động vật và với cả con người không? Anh ta có phải là loại người hay châm chọc, nói ra điều làm tổn thương người khác, hay lúc nào cũng chăm chăm làm người khác xấu hổ, nhục nhã, nhất là với những người ít có khả năng tự vệ không?
Người đó có hay uống rượu bia, lạm dụng thuốc, chất kích thích hay có thái độ, hành xử dễ gây nguy hiểm cho người khác và cho chính bản thân không?
2: Dấu hiệu trong quan hệ tình cảm/thân thiết
Ghen vừa phải sẽ tạo thêm hương vị ngọt ngào cho tình yêu ,nhiều quá sẽ trở thành liều thuốc độc. Khi một người ghen tuông, việc đó thể hiện tình cảm của anh ta với bạn thì ít mà thể hiện cảm giác của anh ta về bản thân thì nhiều. Đó là cảm xúc không lành mạnh, xuất phát từ sự thiếu tin tưởng và an toàn mà ra. Anh ta có hay kiểm soát bạn và lúc nào cũng muốn biết bạn đang làm gì, ở đâu hay không? Anh ta có ghen với tất cả mọi người, từ bạn bè tới gia đình bạn không? Anh ta có kết tội bạn lúc nào cũng đong đưa và cố gắng hạn chế bạn hết mức có thể, vào những lúc anh ta không ở đó không?Bạn có bao giờ có cảm giác sợ hãi trong tình cảm chưa? Anh ta có bao giờ đe dọa bạn, hay bạn có bao giờ lo lắng về chuyện anh ta sẽ thế nào nếu bạn chia tay chưa? Liệu có bao giờ anh ta, có vẻ nửa đùa nửa thật, nói rằng “anh sẽ không bao giờ sống thiếu em và em cũng vậy” chưa? Những lời nói kiểu như vậy không phải thể hiện tình yêu, chúng là những lo lắng của bản thân anh ta.
Hãy cẩn thận với người hai mặt, hay nói cách khác là người có tính cách không ổn định. Anh ta có thể chỉ đối xử tốt với bạn và tệ với những người khác. Dĩ nhiên nếu anh ta đối xử với bạn không ra gì trong khi lại đối tốt với những người khác thì bạn đã biết quan hệ của mình có vấn đề. Nhưng trường hợp ngược lại cũng rất đáng lo ngại vì nó nói lên rằng anh ta tốt với bạn vì mục đích riêng, thái độ như vậy không phản ánh bản chất và suy nghĩ thực sự của anh ta. Trong khi cách anh ta đối xử với những người khác khi không phải làm gì để lấy lòng họ mới là cái bạn cần quan tâm, vì đó mới là bản chất thực sự của anh ta. Hãy chú ý tới những lúc anh ta đối xử với những người mà anh ta không coi là “cần thiết” phải tốt với họ, như người bồi bàn, lễ tân hay người giữ cửa. Những hành xử này mới phản ánh đúng bản chất của anh ta.
saving score / loading statistics ...