Text Practice Mode
Đề Hồ Truyện
created Nov 20th 2021, 15:37 by PhcNguyn28
1
2036 words
4 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Đề Hồ Truyện
Thể loại: Dã sử, Linh dị, Kỳ ảo.
Chương Một
Năm Nhâm Tý, 1552, Ải Trung dưới chân núi Tam Điệp, ngoại biên Trấn Thanh Hoa, Đại Việt (1).
Mặt trời tháng mười một lúc ẩn lúc hiện sau những tầng mây. Xứ Thanh đang vào giữa mùa đông. Khí trời giá lạnh, lại hay có mưa. Cỏ cây, con người vừa trải qua một trận lụt tháng trước giờ lại tiếp tục hứng chịu một mùa đông, tuy không quá khắc nghiệt, nhưng cảnh vật không tránh khỏi đìu hiu.
Trời lạnh buốt nhưng hai nghìn binh sĩ quân Lê (2) đều đang toát mồ hôi. Nơi họ đang đứng là một thành lũy nằm giữa một hẻm núi, chắn ngang con đường Thiên Lý hướng lên núi Tam Điệp.
Nơi này thường được gọi là ải Trung. Đây là một trong ba cửa ải được quân Lê xây dựng. Mục đích là bảo vệ ba con đường từ phía Bắc dãy Tam Điệp vào Thanh Hoa. Ba ải gọi lần lượt là “Tả, Trung, Hữu”.
Thành lũy này cao hơn hai trượng, dài hơn một dặm (3), được đắp bằng đất nện, lại gia cố thêm bằng đá tản ngoài bề mặt, nhìn chung rất rắn chắc. Ngoài hai tháp canh được dựng bằng gỗ, trên bờ thành cón thiết kế thêm mười lỗ châu mai. Dưới thành là một cổng vòm lớn.
Cách lũy đất gần hai dặm là quân Mạc với quân số gấp ba lần quân Lê. Các binh sĩ Mạc quân với binh khí sáng choang, cờ xí ngợp trời đang dàn trận chắn ngang một khoảng đất rộng. Xen kẽ những lá cờ đỏ với chữ “Mạc” màu trắng to tướng, là những lá cờ chữ nhật dài, màu xanh, trên thêu ba chữ đỏ “Yên Khang Hầu”.
Trong trận hình quân Mạc có gần nghìn tay súng hỏa mai, năm trăm kỵ binh, một nghìn cung thủ, một nghìn trọng bộ binh trang bị đao lớn, giáp sắt. Mấy nghìn còn lại là binh lính trang bị nhẹ với giáo dài, giáp độn, gọi là “khinh bộ binh”. Ngoài ra còn có bốn khẩu pháo thần công loại trung và nhiều thang bay công thành.
Quang cảnh đông đúc kèm đám khói súng bay lãng đãng sau vài lần điểm hỏa của bốn khẩu pháo, thể hiện rất đúng với câu “người đông thế mạnh”.
Pháo quân Mạc đã nã một đợt đạn thị uy. Đạn đi xa nhưng cũng chỉ chạm vào chân thành lũy. Bên quân Lê cũng không kém, dùng tám khẩu pháo, có phần cũ kỹ hơn, bắn trả một đợt. Pháo đời cũ nổ thì to nhưng bắn không được xa, đạn bay chưa đến được chân quân Mạc đã đâm xuống đất.
Quân Mạc bắt đầu cười cợt, chế giễu ầm ĩ. Ngay sau đó năm trăm kỵ binh của Mạc quân được xuất ra. Chúng chia thành nhiều tốp chạy vào phạm vi ba trăm trượng trước lũy đất, ra trò chửi rủa khiêu khích.
Tướng trấn giữ ải Trung là một vị Quản lĩnh, hàm chánh ngũ phẩm, thuộc quân Tiền khuông (4). Người này tuổi đã ngoài năm mươi, thân thể không to lớn nhưng rất tráng kiện. Ông theo quân Lê từ ngày vua Lê về lại đất Thanh Hoa.
Bao năm qua, ông trải qua nhiều trận mạc, dũng cảm lập công, giết không ít giặc. Đến khi gần năm mươi tuổi mới lên được chức Quản lĩnh. Cách đây hai năm, ông được phủ Đô đốc tin tưởng giao trọng trách chỉ huy hơn hai nghìn binh giữ ải.
Quản lĩnh gặp địch đông không loạn, bố trí binh sĩ và phu dịch vận chuyển các món gạch đá, dầu lửa... lên lũy, đặt pháo vào các lỗ châu mai, lại cắt đặt xạ thủ ngồi thấp, nấp dưới bờ thành. Sau ông ghé mắt qua bờ thành xem xét tình hình. Dựa vào kinh nghiệm lão luyện ông nhận định quân Mạc tuy có phần áp đảo về số lượng nhưng chưa hẳn là muốn cướp ải.
Quân số gấp ba đã đủ để công hạ thành lũy, nhưng muốn giữ được ải thì nhiêu đây chưa đủ. Lại thấy lửa hiệu ở hai ải khác cũng đang bốc lên cầu viện, rõ ràng là quân Mạc đã chia quân đánh ba ải. Vị Quản lĩnh nghi ngờ quân địch rất có thể chỉ mang ý đồ dò thám thực lực các ải hoặc khả năng khác là nghi binh. Sợ là phòng tuyến bên sông Cán sắp bị đại quân Mạc tấn công.
Vị tướng này tuy chưa từng học qua binh pháp, nhưng sau nhiều năm đánh nhau với địch, đầu đuôi cũng biết ít nhiều. Các dự đoán của ông đều có lý, xong “binh tất yếm trá”, kẻ địch khó dò, và với tình hình trước mắt, ông cũng không thể quản nhiều, trước tiên phải làm tròn nhiệm vụ giữ ải.
Các toán kỵ binh quân Mạc chạy vòng tròn trước lũy, lúc nhanh lúc chậm, diễu võ giương oai. Nhìn ngoài thì như bỡn cợt, nhưng luôn giữ một khoảng cách, tầm một trăm năm mươi trượng, với cửa ải.
Đây là khoảng cách an toàn, tên đạn bắn không tới, còn pháo thì độ chính xác không cao, nên thường sẽ không đem ra bắn các đội nhóm nhỏ.
Trò này thường khiến các viên tướng trẻ, thiếu kinh nghiệm tức tối, dễ phạm sai lầm xua quân ra thành đâm chém.
Nhưng viên Quản lĩnh là người từng trải, đã không còn lạ cái trò này. Y lệnh cho binh sĩ giữ nguyên vị trí ẩn nấp trên lũy. Đồng thời đốt lửa hiệu cầu viện từ pháo đài Đồng Khanh cách đó chừng năm dặm.
Lúc này, có một tay võ úy tức mình, đứng ra khỏi chỗ nấp trên lũy, chĩa cung xuống chửi lại quân Mạc. Ngay lúc này, một tên kỵ binh mặc trọng giáp, khoác áo choàng màu xanh, giục ngựa tách ra khỏi đám kỵ binh quân Mạc, chạy lấn vào gần cửa ải.
Tên kỵ sĩ tướng mạo hùng dũng, tuổi tác chỉ khoảng độ hai lăm. Dưới chân y là một con ngựa chiến toàn thân trắng muốt, ngực nở, gân xương phân tách rõ ràng chắc chắn, bốn chân cứng cáp, chạy nhanh như chớp.
Thiên hạ đồn rằng, cứ một trăm con ngựa tốt thì mới chọn được một con ngựa kỳ (hay), dùng cho chiến trận, nhưng phải chọn trong năm trăm con ngựa kỳ mới lựa được một con “Bảo mã”. Tây Bắc lại có giống ngựa trắng rất nổi tiếng, tám phần con bạch mã này chính là “Bảo mã Tây Bắc”
Ngựa vừa chạy vào, người trên lưng ngựa vừa giương súng. Thân thủ linh hoạt, hai tay không hề vì cưỡi ngựa mà bị chao đảo.
Thấy tên kỵ sĩ chạy vào, viên võ úy liền bắn tên. Cung chiến với lực kéo sáu bảy chục cân, bắn mũi tên đi nhanh như gió. Mũi tên dài hai mươi tấc, đầu tên hình lưỡi mác, sắc bén vô cùng, mang theo sát khí nòng đậm, ngắm thẳng đầu kỵ sĩ lao tới.
Khi chỉ còn cách mũi tên vài tấc, tên kỵ sĩ liền lắc đầu, nghiêng qua một bên. Mũi tên quẹt một đường vào mũ trụ bằng thép, không gây ra một tổn hại nào cho tên kỵ sĩ.
Võ úy trên thành thất kinh, vội vàng rút ra mũi tên khác. Nhưng chỉ nghe “đoàn” một tiếng giòn giã, trên áo giáp viên võ úy đã xuất hiện một lỗ đạn ngay giữa ngực. Viên đạn phá nát những mảnh giáp, gần như đâm xuyên ra sau. Viên võ úy trúng đạn liền ngã ngửa ra chết ngay.
Sau ba giây kinh hãi, quân Lê trên thành đồng loạt nổ súng, giương cung bắn xuống. Nhưng cũng nhanh như lúc vào, kỵ sĩ áo xanh đã nhanh chóng rút ra, chạy vào lại đội hình kỵ binh quân Mạc. Bỏ lại sau lưng mưa tên bão đạn của quân Lê bằng một tràng cười đắc thắng.
Sau một màn kịch tính, quân Mạc reo hò đầy phấn khích, đồng loạt hô to: “Yên Khang Hầu! Yên Khang Hầu!”. Giờ quân Lê trên thành mới biết kỵ sĩ áo xanh kia chính là chủ tướng của đám quân Mạc trước mặt.
Yên Khang hầu vừa vào lại đội hình thì quân Mạc cũng bắt đầu tiến lên. Sĩ khí quân Mạc lên cao liền nhân cơ hội chuẩn bị công thành.
Viên Quản Lĩnh trên thành mặt mày sa sầm hẳn lại. Ông biết nếu quân Mạc đánh lên với số lượng áp đảo này quân Lê sẽ khó lòng trụ được tới lúc có cứu viện.
Trong đầu lo lắng, ông nghĩ lung liền nãy ra một ý. Ông dùng giọng tức giận chửi to về phía quân Mạc:
“Hay cho con khỉ con! Chỉ giỏi mấy trò khỉ! Trên đất bằng, quang minh chính đại là mày không còn mạng đâu con à!”
Trò chơi chữ để chửi nhau ở thời này khá phổ biến, ai cũng biết “hầu” còn có nghĩa là khỉ. Binh sĩ trên thành đang tức tối cũng phụ họa theo viên Quản Lĩnh, chửi xuống thành.
Kỵ sĩ áo xanh nghe thấy, liền phất tay dừng đội hình quân Mạc lại, quay mặt về phía cửa ải nói to:
“Bọn mày đừng ỷ có cái lũy bé bé mà láo toét! Có giỏi thì cử đứa nào mạnh xuống đây đấu với bổn hầu!...Không thì chính con chó già canh cổng xuống luôn đây đấu với ta. Ta hứa bắt sống chứ không giết! Để xem ai lấy mạng ai!”
Chú Thích:
1. Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của khối núi cao đá vôi Hòa Bình - Sơn La đâm ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy núi này chia vùng đồng bằng duyên hải thành hai phần châu thổ sông Hồng và sông Mã, nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung.
Núi Tam Điệp có giá trị như một bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình – Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Bắc vào Nam từ xa xưa.
2. Lê Trung Hưng - (1533–1789) là giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (tiếp nối nhà Lê Sơ) trong lịch sử Việt Nam. Đây là triều đại dài nhất so với các triều đại Việt Nam với 256 năm.
Cuối triều Lê Sơ, năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Chiêu Tông lập ra nhà Mạc. Năm 1533 cựu thần nhà Lê Sơ là Nguyễn Kim, tôn con vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh lên làm vua tại đất Ai Lao (Lào).
Đầu năm 1540, Kim đưa Vua về chiếm đất Thanh Hóa, Nghệ An, chiêu mộ được nhiều nhân sĩ, lập căn cứ chống nhà Mạc, bắt đầu chiến tranh Nam Bắc Triều. Truyện diễn ra khi chiến tranh Nam Bắc đã kéo dài mười hai năm.
3. Đơn vị đo lường xưa:
Trượng - 4 Mét
Thước - 40 Centimet
Tấc - 4 Centimet
Dặm - 500 Mét
4. Quân Tiền khuông - Thời chiến tranh với nhà Mạc, quân đội nhà Lê trung hưng tổ chức theo mô hình như thời Lê Sơ. Quân được chia làm 5 phủ và vẫn đặt chức Đô đốc phủ quân như trước, bên cạnh đó đặt dinh 5 khuông gồm: Trung khuông, Tả khuông, Hữu khuông, Tiền khuông, Hậu khuông.
Tái bút: Chuyện trên hư hư thực thực, thần thoại, kỳ ảo nên chẳng rõ thật được mấy phần. Các bạn đọc thì cứ xem như giải trí. Mọi sự tương đồng với con người, sự việc ngoài đời thật thì chẳng qua chỉ là trùng hợp
Cảm ơn các bạn đã dành chút thời gian cho Phủ Đề Hồ.
Ký tên: Đề Hồ Hầu.
Thể loại: Dã sử, Linh dị, Kỳ ảo.
Chương Một
Năm Nhâm Tý, 1552, Ải Trung dưới chân núi Tam Điệp, ngoại biên Trấn Thanh Hoa, Đại Việt (1).
Mặt trời tháng mười một lúc ẩn lúc hiện sau những tầng mây. Xứ Thanh đang vào giữa mùa đông. Khí trời giá lạnh, lại hay có mưa. Cỏ cây, con người vừa trải qua một trận lụt tháng trước giờ lại tiếp tục hứng chịu một mùa đông, tuy không quá khắc nghiệt, nhưng cảnh vật không tránh khỏi đìu hiu.
Trời lạnh buốt nhưng hai nghìn binh sĩ quân Lê (2) đều đang toát mồ hôi. Nơi họ đang đứng là một thành lũy nằm giữa một hẻm núi, chắn ngang con đường Thiên Lý hướng lên núi Tam Điệp.
Nơi này thường được gọi là ải Trung. Đây là một trong ba cửa ải được quân Lê xây dựng. Mục đích là bảo vệ ba con đường từ phía Bắc dãy Tam Điệp vào Thanh Hoa. Ba ải gọi lần lượt là “Tả, Trung, Hữu”.
Thành lũy này cao hơn hai trượng, dài hơn một dặm (3), được đắp bằng đất nện, lại gia cố thêm bằng đá tản ngoài bề mặt, nhìn chung rất rắn chắc. Ngoài hai tháp canh được dựng bằng gỗ, trên bờ thành cón thiết kế thêm mười lỗ châu mai. Dưới thành là một cổng vòm lớn.
Cách lũy đất gần hai dặm là quân Mạc với quân số gấp ba lần quân Lê. Các binh sĩ Mạc quân với binh khí sáng choang, cờ xí ngợp trời đang dàn trận chắn ngang một khoảng đất rộng. Xen kẽ những lá cờ đỏ với chữ “Mạc” màu trắng to tướng, là những lá cờ chữ nhật dài, màu xanh, trên thêu ba chữ đỏ “Yên Khang Hầu”.
Trong trận hình quân Mạc có gần nghìn tay súng hỏa mai, năm trăm kỵ binh, một nghìn cung thủ, một nghìn trọng bộ binh trang bị đao lớn, giáp sắt. Mấy nghìn còn lại là binh lính trang bị nhẹ với giáo dài, giáp độn, gọi là “khinh bộ binh”. Ngoài ra còn có bốn khẩu pháo thần công loại trung và nhiều thang bay công thành.
Quang cảnh đông đúc kèm đám khói súng bay lãng đãng sau vài lần điểm hỏa của bốn khẩu pháo, thể hiện rất đúng với câu “người đông thế mạnh”.
Pháo quân Mạc đã nã một đợt đạn thị uy. Đạn đi xa nhưng cũng chỉ chạm vào chân thành lũy. Bên quân Lê cũng không kém, dùng tám khẩu pháo, có phần cũ kỹ hơn, bắn trả một đợt. Pháo đời cũ nổ thì to nhưng bắn không được xa, đạn bay chưa đến được chân quân Mạc đã đâm xuống đất.
Quân Mạc bắt đầu cười cợt, chế giễu ầm ĩ. Ngay sau đó năm trăm kỵ binh của Mạc quân được xuất ra. Chúng chia thành nhiều tốp chạy vào phạm vi ba trăm trượng trước lũy đất, ra trò chửi rủa khiêu khích.
Tướng trấn giữ ải Trung là một vị Quản lĩnh, hàm chánh ngũ phẩm, thuộc quân Tiền khuông (4). Người này tuổi đã ngoài năm mươi, thân thể không to lớn nhưng rất tráng kiện. Ông theo quân Lê từ ngày vua Lê về lại đất Thanh Hoa.
Bao năm qua, ông trải qua nhiều trận mạc, dũng cảm lập công, giết không ít giặc. Đến khi gần năm mươi tuổi mới lên được chức Quản lĩnh. Cách đây hai năm, ông được phủ Đô đốc tin tưởng giao trọng trách chỉ huy hơn hai nghìn binh giữ ải.
Quản lĩnh gặp địch đông không loạn, bố trí binh sĩ và phu dịch vận chuyển các món gạch đá, dầu lửa... lên lũy, đặt pháo vào các lỗ châu mai, lại cắt đặt xạ thủ ngồi thấp, nấp dưới bờ thành. Sau ông ghé mắt qua bờ thành xem xét tình hình. Dựa vào kinh nghiệm lão luyện ông nhận định quân Mạc tuy có phần áp đảo về số lượng nhưng chưa hẳn là muốn cướp ải.
Quân số gấp ba đã đủ để công hạ thành lũy, nhưng muốn giữ được ải thì nhiêu đây chưa đủ. Lại thấy lửa hiệu ở hai ải khác cũng đang bốc lên cầu viện, rõ ràng là quân Mạc đã chia quân đánh ba ải. Vị Quản lĩnh nghi ngờ quân địch rất có thể chỉ mang ý đồ dò thám thực lực các ải hoặc khả năng khác là nghi binh. Sợ là phòng tuyến bên sông Cán sắp bị đại quân Mạc tấn công.
Vị tướng này tuy chưa từng học qua binh pháp, nhưng sau nhiều năm đánh nhau với địch, đầu đuôi cũng biết ít nhiều. Các dự đoán của ông đều có lý, xong “binh tất yếm trá”, kẻ địch khó dò, và với tình hình trước mắt, ông cũng không thể quản nhiều, trước tiên phải làm tròn nhiệm vụ giữ ải.
Các toán kỵ binh quân Mạc chạy vòng tròn trước lũy, lúc nhanh lúc chậm, diễu võ giương oai. Nhìn ngoài thì như bỡn cợt, nhưng luôn giữ một khoảng cách, tầm một trăm năm mươi trượng, với cửa ải.
Đây là khoảng cách an toàn, tên đạn bắn không tới, còn pháo thì độ chính xác không cao, nên thường sẽ không đem ra bắn các đội nhóm nhỏ.
Trò này thường khiến các viên tướng trẻ, thiếu kinh nghiệm tức tối, dễ phạm sai lầm xua quân ra thành đâm chém.
Nhưng viên Quản lĩnh là người từng trải, đã không còn lạ cái trò này. Y lệnh cho binh sĩ giữ nguyên vị trí ẩn nấp trên lũy. Đồng thời đốt lửa hiệu cầu viện từ pháo đài Đồng Khanh cách đó chừng năm dặm.
Lúc này, có một tay võ úy tức mình, đứng ra khỏi chỗ nấp trên lũy, chĩa cung xuống chửi lại quân Mạc. Ngay lúc này, một tên kỵ binh mặc trọng giáp, khoác áo choàng màu xanh, giục ngựa tách ra khỏi đám kỵ binh quân Mạc, chạy lấn vào gần cửa ải.
Tên kỵ sĩ tướng mạo hùng dũng, tuổi tác chỉ khoảng độ hai lăm. Dưới chân y là một con ngựa chiến toàn thân trắng muốt, ngực nở, gân xương phân tách rõ ràng chắc chắn, bốn chân cứng cáp, chạy nhanh như chớp.
Thiên hạ đồn rằng, cứ một trăm con ngựa tốt thì mới chọn được một con ngựa kỳ (hay), dùng cho chiến trận, nhưng phải chọn trong năm trăm con ngựa kỳ mới lựa được một con “Bảo mã”. Tây Bắc lại có giống ngựa trắng rất nổi tiếng, tám phần con bạch mã này chính là “Bảo mã Tây Bắc”
Ngựa vừa chạy vào, người trên lưng ngựa vừa giương súng. Thân thủ linh hoạt, hai tay không hề vì cưỡi ngựa mà bị chao đảo.
Thấy tên kỵ sĩ chạy vào, viên võ úy liền bắn tên. Cung chiến với lực kéo sáu bảy chục cân, bắn mũi tên đi nhanh như gió. Mũi tên dài hai mươi tấc, đầu tên hình lưỡi mác, sắc bén vô cùng, mang theo sát khí nòng đậm, ngắm thẳng đầu kỵ sĩ lao tới.
Khi chỉ còn cách mũi tên vài tấc, tên kỵ sĩ liền lắc đầu, nghiêng qua một bên. Mũi tên quẹt một đường vào mũ trụ bằng thép, không gây ra một tổn hại nào cho tên kỵ sĩ.
Võ úy trên thành thất kinh, vội vàng rút ra mũi tên khác. Nhưng chỉ nghe “đoàn” một tiếng giòn giã, trên áo giáp viên võ úy đã xuất hiện một lỗ đạn ngay giữa ngực. Viên đạn phá nát những mảnh giáp, gần như đâm xuyên ra sau. Viên võ úy trúng đạn liền ngã ngửa ra chết ngay.
Sau ba giây kinh hãi, quân Lê trên thành đồng loạt nổ súng, giương cung bắn xuống. Nhưng cũng nhanh như lúc vào, kỵ sĩ áo xanh đã nhanh chóng rút ra, chạy vào lại đội hình kỵ binh quân Mạc. Bỏ lại sau lưng mưa tên bão đạn của quân Lê bằng một tràng cười đắc thắng.
Sau một màn kịch tính, quân Mạc reo hò đầy phấn khích, đồng loạt hô to: “Yên Khang Hầu! Yên Khang Hầu!”. Giờ quân Lê trên thành mới biết kỵ sĩ áo xanh kia chính là chủ tướng của đám quân Mạc trước mặt.
Yên Khang hầu vừa vào lại đội hình thì quân Mạc cũng bắt đầu tiến lên. Sĩ khí quân Mạc lên cao liền nhân cơ hội chuẩn bị công thành.
Viên Quản Lĩnh trên thành mặt mày sa sầm hẳn lại. Ông biết nếu quân Mạc đánh lên với số lượng áp đảo này quân Lê sẽ khó lòng trụ được tới lúc có cứu viện.
Trong đầu lo lắng, ông nghĩ lung liền nãy ra một ý. Ông dùng giọng tức giận chửi to về phía quân Mạc:
“Hay cho con khỉ con! Chỉ giỏi mấy trò khỉ! Trên đất bằng, quang minh chính đại là mày không còn mạng đâu con à!”
Trò chơi chữ để chửi nhau ở thời này khá phổ biến, ai cũng biết “hầu” còn có nghĩa là khỉ. Binh sĩ trên thành đang tức tối cũng phụ họa theo viên Quản Lĩnh, chửi xuống thành.
Kỵ sĩ áo xanh nghe thấy, liền phất tay dừng đội hình quân Mạc lại, quay mặt về phía cửa ải nói to:
“Bọn mày đừng ỷ có cái lũy bé bé mà láo toét! Có giỏi thì cử đứa nào mạnh xuống đây đấu với bổn hầu!...Không thì chính con chó già canh cổng xuống luôn đây đấu với ta. Ta hứa bắt sống chứ không giết! Để xem ai lấy mạng ai!”
Chú Thích:
1. Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của khối núi cao đá vôi Hòa Bình - Sơn La đâm ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy núi này chia vùng đồng bằng duyên hải thành hai phần châu thổ sông Hồng và sông Mã, nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung.
Núi Tam Điệp có giá trị như một bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình – Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Bắc vào Nam từ xa xưa.
2. Lê Trung Hưng - (1533–1789) là giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (tiếp nối nhà Lê Sơ) trong lịch sử Việt Nam. Đây là triều đại dài nhất so với các triều đại Việt Nam với 256 năm.
Cuối triều Lê Sơ, năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Chiêu Tông lập ra nhà Mạc. Năm 1533 cựu thần nhà Lê Sơ là Nguyễn Kim, tôn con vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh lên làm vua tại đất Ai Lao (Lào).
Đầu năm 1540, Kim đưa Vua về chiếm đất Thanh Hóa, Nghệ An, chiêu mộ được nhiều nhân sĩ, lập căn cứ chống nhà Mạc, bắt đầu chiến tranh Nam Bắc Triều. Truyện diễn ra khi chiến tranh Nam Bắc đã kéo dài mười hai năm.
3. Đơn vị đo lường xưa:
Trượng - 4 Mét
Thước - 40 Centimet
Tấc - 4 Centimet
Dặm - 500 Mét
4. Quân Tiền khuông - Thời chiến tranh với nhà Mạc, quân đội nhà Lê trung hưng tổ chức theo mô hình như thời Lê Sơ. Quân được chia làm 5 phủ và vẫn đặt chức Đô đốc phủ quân như trước, bên cạnh đó đặt dinh 5 khuông gồm: Trung khuông, Tả khuông, Hữu khuông, Tiền khuông, Hậu khuông.
Tái bút: Chuyện trên hư hư thực thực, thần thoại, kỳ ảo nên chẳng rõ thật được mấy phần. Các bạn đọc thì cứ xem như giải trí. Mọi sự tương đồng với con người, sự việc ngoài đời thật thì chẳng qua chỉ là trùng hợp
Cảm ơn các bạn đã dành chút thời gian cho Phủ Đề Hồ.
Ký tên: Đề Hồ Hầu.
saving score / loading statistics ...