Text Practice Mode
Câu chuyện "Những vị sư già không bao giờ nói dối" và cái kết đáng suy ngẫm
created Jul 10th 2020, 01:28 by phuaau
2
2270 words
47 completed
4.5
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Câu chuyện "Những vị sư già không bao giờ nói dối" và cái kết đáng suy ngẫm
Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc dưới đây sẽ mang lại cho bạn nhiều bất ngờ cùng một góc nhìn đầy mới mẻ, và cũng không thiếu phần sâu lắng về hạnh phúc trong cuộc sống
Hằng năm, các thầy tu dòng dành ra ba tháng ở lại một chỗ để ở ẩn và tu tập. Một lần, khi chỉ còn vài ngày nữa đến kỳ ở ẩn như vậy thì một thầy tu già nọ dừng chân trước cửa nhà của một người nông dân nghèo. Mặc dù rất nghèo nhưng người chồng, vốn sùng đạo Phật, vẫn mang cho vị thầy nọ ít thức ăn và mời ông ở lại đó tu tập trong kỳ ở ẩn.
Tôi có thể dựng cho thầy một túp lều nhỏ trên cánh đồng yên tĩnh cạnh con sông, thưa thầy, và vợ tôi sẽ rất vui khi được chăm lo cơm nước cho thầy. Bù lại, chúng tôi chỉ dám nhờ thầy chỉ cách thiền mà thôi.
Thế là vị sư già đồng ý.
Ba tháng trôi qua, cả nhà bác nông dân từ vợ chồng đến con cái đều yêu quý vị sư già thông thái và tốt bụng đó. Họ yêu quý ông đến mức khi hết mùa ở ẩn, cả nhà đều khóc và năn nỉ ông ở lại khi vị sư già thông báo đã đến lúc ông phải ra đi.
Tôi không thể ở lại lâu hơn được, vị sư già đáp. Tuy nhiên, để đáp lại sự chăm sóc chu đáo, tôi muốn giúp đỡ gia đình ông. Vài hôm trước, trong lúc thiền sâu tôi nhìn thấy kho báu lớn được chôn gần đây. Tôi muốn nó thuộc về gia đình ông. Hãy nghe cho kỹ và làm theo lời dặn của tôi, gia đình ông sẽ không bao giờ phải nghèo đói nữa.
Cả nhà ngưng khóc và chăm chú nghe lời vị sư già. Họ tin ông, vì các vị sư già không bao giờ nói dối.
Khi trời rạng sáng, ông hãy mang cung tên đứng trước cửa nhà và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Nơi mũi tên rơi xuống đất chính là nơi chôn giữ kho báu mà tôi muốn nói.
Tối hôm đó, nhà sư ra đi.
Hôm sau, cả gia đình nông dân nọ thức dậy trước cả bình minh vì không ngủ được. Bác nông dân đứng trước hiên nhà với cung tên sẵn sàng, còn người vợ thì mang xẻng đào đất. Họ có cảm giác như ngày hôm đó mãi thật lâu mặt trời mới chịu ló dạng, và cuối cùng, khi mặt trời vừa lên, bác nông dân vội bắn tên ngay và cả nhà chạy theo dấu vết của nó. Khi đến nơi tên rơi, bác nông dân bèn bảo vợ đào đất lên ngay. Bà hăng hái đào, càng lúc càng sâu xuống lòng đất.
Thế nhưng, bà không tìm thấy gì cả, mà thay vào đó họ còn gặp rắc rối! Mũi tên rơi xuống lãnh thổ của một người giàu có và ông ta đã bắt gặp họ đang đào xới trong đất của mình.
Các ngươi không thể đào hố trong đất người khác như thế! Ông hét to vào mặt bác nông dân. Tôi sẽ kiện các người! Tôi sẽ đưa các người vào tù!
Là lỗi tại ông ấy, người vợ thanh minh, ông ấy bảo tôi đào ở đây.
Không phải, đó là lỗi của vị sư già, người chồng nói. Ông ta cam đoan với chúng tôi rằng sẽ tìm thấy kho báu ở đây.
Vị sư già à? Người địa chủ chất vấn. Các vị sư già thường không nói dối. Thế ông ta nói gì với các người?
Ông ta bảo chúng tôi đứng trước cửa nhà, mang theo cung tên và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Và tại nơi mũi tên rơi xuống sẽ có kho báu.
Nghe xong, người địa chủ thốt lên:
Thôi ta biết tại sao các người không tìm thấy kho báu rồi! Hãy nhìn lại ngươi mà xem. Nhà ngươi đói ăn đến nỗi không đủ sức để giương cung cho chính xác. Ta có đề nghị này với các ngươi. Sáng mai, ta sẽ đứng trước hiên nhà của các ngươi và bắn cung, khi nào tìm thấy kho báu chúng ta sẽ chia đôi.
Bác nông dân không còn lựa chọn nào khác nên đành chấp nhận đề nghị đó.
Thế là rạng sáng hôm sau, người địa chủ cầm sẵn cung tên đợi mặt trời lên trước hiên nhà của bác nông dân, còn bác thì cầm trên tay cái xẻng (âu cũng là cái nghiệp của ông ta phải trả khi phải đào đất hôm nay vì ông đã bắt vợ mình đào đất hôm qua!). Khi mặt trời vừa ló dạng, người địa chủ bèn bắn tên. Lần này thì tên bay có xa hơn thật. Tất cả bọn họ chạy theo mũi tên và bác nông dân bắt đầu đào đất tại nơi mũi tên rơi xuống.
Thế nhưng, còn hơn cả lần trước, bác chỉ chuốc thêm tai họa mà thôi. Mũi tên rơi xuống mảnh đất của một vị tướng và ông ta bèn cho lính bắt họ.
Các người không thể phá hoại đất đai của ta như thế, vị tướng thét lên. Ta sẽ sai lính chặt đầu tất cả bọn ngươi!
Là do lỗi của ông ta, thưa ngài, bác nông dân chỉ về phía người địa chủ và biện hộ. Ông ta bảo tôi đào ở đây.
Đó là lỗi của vị sư già, thưa ngài, người địa chủ đáp. Ông ta cam đoan chúng tôi sẽ tìm được kho báu ở đây.
Vị sư già nào? Vị tướng tra hỏi. Các vị sư già không bao giờ nói dối. Thế ông ta đã nói gì với các người?
Ông ta bảo chúng tôi đứng trước cửa nhà, mang theo cung tên và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Và tại nơi mũi tên rơi xuống sẽ có kho báu. Nghe xong vị tướng tuyên bố:
A, ta biết tại sao các người không tìm thấy kho báu rồi! Một người dân bình thường thì biết gì về cung tên kia chứ! Chỉ có một người lính được huấn luyện như ta mới biết cách dùng cung tên. Ta đề nghị thế này. Sáng sớm mai, ta sẽ bắn cung tên, và khi tìm thấy kho báu chúng ta sẽ chia đều làm ba.
Thế là sáng hôm sau, vị tướng cầm sẵn cung tên đứng trước hiên nhà của bác nông dân đợi mặt trời mọc, còn người địa chủ thì cầm xẻng để đào đất. Khi mặt trời vừa lên, vị tướng bắn tên một cách chuyên nghiệp. Mũi tên bay thật xa, tất cả họ chạy theo nó cho đến nơi nó rơi xuống và người địa chủ bắt đầu đào một cái hố to.
Thế nhưng ông ta chẳng tìm thấy gì cả ngoài rắc rối to hơn! Mũi tên đã rơi vào vườn thượng uyển của cung điện nhà vua, thế là cả đám bọn họ bị quân lính bắt giữ, xiềng xích và dẫn lên trình nhà vua.
Các ngươi đã phạm trọng tội khi phá hỏng vườn thượng uyển của ta, nhà vua nói. Tại sao các ngươi làm vậy?
Là lỗi tại ông ấy, thưa bệ hạ, vị tướng nói và chỉ vào viên địa chủ.
Là lỗi của hắn, thưa nhà vua, viên địa chủ nói và chỉ vào bác nông dân.
Thưa ngài, lỗi chính là ở vị sư già, bác nông dân thanh minh. Ông ấy bảo chúng tôi sẽ tìm thấy kho báu.
Nhà sư già ư? Nhà vua hỏi tiếp. Các nhà sư già không bao giờ nói dối. Thế ông ta đã bảo các ngươi những gì?
Ông ta bảo chúng tôi đứng trước cửa nhà, mang theo cung tên và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Và tại nơi mũi tên rơi xuống sẽ có kho báu.
Nghe xong, nhà vua vẫn không hiểu vì sao họ vẫn không tìm thấy kho báu. Thế là người cho lính đi tìm vị sư già về cung để nghe ông ta giải thích. Quân lính tìm thấy ông và mang ông về trình diện với đức vua.
Này nhà sư già, đức vua hỏi một cách tôn kính, ông đã khiến tất cả những người này gặp rắc rối vì câu chuyện về kho báu chôn dưới đất của ông. Ông hãy giải thích rõ đi.
Thưa bệ hạ, đó không phải là một câu chuyện bịa đặt. Những vị sư già không bao giờ nói dối. Vị sư già bắt đầu giải thích. Họ không tìm thấy kho báu là vì họ không chịu lắng nghe cho kỹ.
Vậy họ đã bỏ sót phần nào? Nhà vua hỏi.
Thưa bệ hạ, tại sao sáng mai ngài không đến nhà của bác nông dân? Tôi sẽ chỉ cho bệ hạ thấy họ đã làm sai lời tôi dặn như thế nào. Tôi cam đoan ngài sẽ tìm thấy kho báu, nhưng tôi cũng đề nghị là kho báu đó được chia đều cho bốn người là nhà vua, vị tướng, người địa chủ và bác nông dân.
Nhà vua đồng ý.
Thế là sáng hôm sau, nhà vua, vị tướng, người địa chủ và vị sư già có mặt tại túp lều của bác nông dân. Vị sư già lặp lại lời chỉ dẫn của ông.
Hãy đứng trước cửa nhà, mang theo cung tên và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Tại nơi mũi tên rơi xuống sẽ có kho báu.
Khi đứng trước cửa nhà của bác nông dân, nhà vua cẩn thận quay sang nhà sư để hỏi lại lần nữa cho chắc chắn mình không làm sai.
Thưa bệ hạ, bệ hạ đã làm đúng rồi ạ, nhà sư nói.
Sau đó, nhà vua giương cung tên.
Đúng rồi, thưa bệ hạ.
Và nhà vua ngắm mũi tên về phía mặt trời mọc.
Vẫn đúng, thưa bệ hạ.
Khi mặt trời vừa ló dạng phía chân trời, nhà vua vừa định bắn tên thì vị sư già la lớn:
Dừng lại! Sai rồi, thưa bệ hạ.
Nhà vua dừng tay, nhìn vị sư già đầy lúng túng.
Thưa ngài, ngài hãy nghe đây: rồi để tên rơi.
Nhà vua dừng lại trong giây lát, ngài suy nghĩ, cuối cùng ngài đã hiểu ra và mỉm cười.
Nhà vua buông tay, mũi tên tự rơi xuống đất, nằm giữa hai bàn chân nơi ngài đứng. Sau vài nhát xẻng, họ đã tìm thấy một kho báu lớn đến nỗi chỉ cần một phần tư số đó cũng đủ khiến nhà vua hài lòng chứ đừng nói chi đến vị tướng và người địa chủ hay thậm chí là gia đình bác nông dân.
Nhà sư giải thích thêm rằng, khi ta bắn đi một mũi tên tham vọng nhằm mưu cầu hạnh phúc thì thường là ta chẳng nhận được gì ngoài rắc rối và phiền toái. Nhưng nếu đã giương cung, nhắm bắn rồi mà có thể buông mũi tên dục vọng ra, để nó rơi xuống ngay dưới chân, thì đó chính là lúc bạn tìm ra kho báu của sự viên mãn, nó đầy, nó nhiều đến nỗi ngay cả các vị vua cũng lấy làm hài lòng.
Lắm khi trong cuộc sống, chúng ta cũng như vị vua, viên tướng quân, người địa chủ và bác nông dân trong câu chuyện trên. Chúng ta bắn những mũi tên tham vọng đi thật xa, để mong tìm thấy hạnh phúc, nhưng lại không biết rằng hạnh phúc vốn ở rất gần. Đã có không ít người vì mải mê tìm hạnh phúc ở một nơi nào đó, mà quên đi hạnh phúc đang bên cạnh mình, để đến khi hạnh phúc vụt mất đi rồi, mới giật mình thốt lên hai chữ "phải chi…". Nhiều người trẻ vì mong muốn một cuộc sống sung túc nơi đô thành mà lao vào công việc, ít dành thời gian để thăm nom, chăm sóc cha mẹ, để đến khi họ không còn bên mình nữa, mới mong ước được nghe tiếng la rầy nhắc nhở của cha mẹ, mà chẳng bao giờ được nghe nữa….
Hạnh phúc thật sự ra rất gần gũi với chúng ta, đó có thể là một bữa cơm gia đình có đầy đủ các thành viên, là nụ cười mãn nguyện của cha mẹ vì biết con mình đã làm hết sức, là khi những người bạn bè hay đồng nghiệp cùng ôm chầm lấy nhau để chia sẻ thành công lẫn thất bại, hay chỉ đơn giản như cách nhà báo người Mỹ Frank Typer định nghĩa: "Làm điều bạn thích là tự do. Thích điều bạn làm là hạnh phúc".
Có vô số cách để định nghĩa về hạnh phúc, điều bạn cần làm hãy thả lỏng mình, buông mũi tên tham vọng xuống, để có thể nhận lấy hạnh phúc mà bạn xứng đáng có được và bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về điều đó.
Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc dưới đây sẽ mang lại cho bạn nhiều bất ngờ cùng một góc nhìn đầy mới mẻ, và cũng không thiếu phần sâu lắng về hạnh phúc trong cuộc sống
Hằng năm, các thầy tu dòng dành ra ba tháng ở lại một chỗ để ở ẩn và tu tập. Một lần, khi chỉ còn vài ngày nữa đến kỳ ở ẩn như vậy thì một thầy tu già nọ dừng chân trước cửa nhà của một người nông dân nghèo. Mặc dù rất nghèo nhưng người chồng, vốn sùng đạo Phật, vẫn mang cho vị thầy nọ ít thức ăn và mời ông ở lại đó tu tập trong kỳ ở ẩn.
Tôi có thể dựng cho thầy một túp lều nhỏ trên cánh đồng yên tĩnh cạnh con sông, thưa thầy, và vợ tôi sẽ rất vui khi được chăm lo cơm nước cho thầy. Bù lại, chúng tôi chỉ dám nhờ thầy chỉ cách thiền mà thôi.
Thế là vị sư già đồng ý.
Ba tháng trôi qua, cả nhà bác nông dân từ vợ chồng đến con cái đều yêu quý vị sư già thông thái và tốt bụng đó. Họ yêu quý ông đến mức khi hết mùa ở ẩn, cả nhà đều khóc và năn nỉ ông ở lại khi vị sư già thông báo đã đến lúc ông phải ra đi.
Tôi không thể ở lại lâu hơn được, vị sư già đáp. Tuy nhiên, để đáp lại sự chăm sóc chu đáo, tôi muốn giúp đỡ gia đình ông. Vài hôm trước, trong lúc thiền sâu tôi nhìn thấy kho báu lớn được chôn gần đây. Tôi muốn nó thuộc về gia đình ông. Hãy nghe cho kỹ và làm theo lời dặn của tôi, gia đình ông sẽ không bao giờ phải nghèo đói nữa.
Cả nhà ngưng khóc và chăm chú nghe lời vị sư già. Họ tin ông, vì các vị sư già không bao giờ nói dối.
Khi trời rạng sáng, ông hãy mang cung tên đứng trước cửa nhà và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Nơi mũi tên rơi xuống đất chính là nơi chôn giữ kho báu mà tôi muốn nói.
Tối hôm đó, nhà sư ra đi.
Hôm sau, cả gia đình nông dân nọ thức dậy trước cả bình minh vì không ngủ được. Bác nông dân đứng trước hiên nhà với cung tên sẵn sàng, còn người vợ thì mang xẻng đào đất. Họ có cảm giác như ngày hôm đó mãi thật lâu mặt trời mới chịu ló dạng, và cuối cùng, khi mặt trời vừa lên, bác nông dân vội bắn tên ngay và cả nhà chạy theo dấu vết của nó. Khi đến nơi tên rơi, bác nông dân bèn bảo vợ đào đất lên ngay. Bà hăng hái đào, càng lúc càng sâu xuống lòng đất.
Thế nhưng, bà không tìm thấy gì cả, mà thay vào đó họ còn gặp rắc rối! Mũi tên rơi xuống lãnh thổ của một người giàu có và ông ta đã bắt gặp họ đang đào xới trong đất của mình.
Các ngươi không thể đào hố trong đất người khác như thế! Ông hét to vào mặt bác nông dân. Tôi sẽ kiện các người! Tôi sẽ đưa các người vào tù!
Là lỗi tại ông ấy, người vợ thanh minh, ông ấy bảo tôi đào ở đây.
Không phải, đó là lỗi của vị sư già, người chồng nói. Ông ta cam đoan với chúng tôi rằng sẽ tìm thấy kho báu ở đây.
Vị sư già à? Người địa chủ chất vấn. Các vị sư già thường không nói dối. Thế ông ta nói gì với các người?
Ông ta bảo chúng tôi đứng trước cửa nhà, mang theo cung tên và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Và tại nơi mũi tên rơi xuống sẽ có kho báu.
Nghe xong, người địa chủ thốt lên:
Thôi ta biết tại sao các người không tìm thấy kho báu rồi! Hãy nhìn lại ngươi mà xem. Nhà ngươi đói ăn đến nỗi không đủ sức để giương cung cho chính xác. Ta có đề nghị này với các ngươi. Sáng mai, ta sẽ đứng trước hiên nhà của các ngươi và bắn cung, khi nào tìm thấy kho báu chúng ta sẽ chia đôi.
Bác nông dân không còn lựa chọn nào khác nên đành chấp nhận đề nghị đó.
Thế là rạng sáng hôm sau, người địa chủ cầm sẵn cung tên đợi mặt trời lên trước hiên nhà của bác nông dân, còn bác thì cầm trên tay cái xẻng (âu cũng là cái nghiệp của ông ta phải trả khi phải đào đất hôm nay vì ông đã bắt vợ mình đào đất hôm qua!). Khi mặt trời vừa ló dạng, người địa chủ bèn bắn tên. Lần này thì tên bay có xa hơn thật. Tất cả bọn họ chạy theo mũi tên và bác nông dân bắt đầu đào đất tại nơi mũi tên rơi xuống.
Thế nhưng, còn hơn cả lần trước, bác chỉ chuốc thêm tai họa mà thôi. Mũi tên rơi xuống mảnh đất của một vị tướng và ông ta bèn cho lính bắt họ.
Các người không thể phá hoại đất đai của ta như thế, vị tướng thét lên. Ta sẽ sai lính chặt đầu tất cả bọn ngươi!
Là do lỗi của ông ta, thưa ngài, bác nông dân chỉ về phía người địa chủ và biện hộ. Ông ta bảo tôi đào ở đây.
Đó là lỗi của vị sư già, thưa ngài, người địa chủ đáp. Ông ta cam đoan chúng tôi sẽ tìm được kho báu ở đây.
Vị sư già nào? Vị tướng tra hỏi. Các vị sư già không bao giờ nói dối. Thế ông ta đã nói gì với các người?
Ông ta bảo chúng tôi đứng trước cửa nhà, mang theo cung tên và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Và tại nơi mũi tên rơi xuống sẽ có kho báu. Nghe xong vị tướng tuyên bố:
A, ta biết tại sao các người không tìm thấy kho báu rồi! Một người dân bình thường thì biết gì về cung tên kia chứ! Chỉ có một người lính được huấn luyện như ta mới biết cách dùng cung tên. Ta đề nghị thế này. Sáng sớm mai, ta sẽ bắn cung tên, và khi tìm thấy kho báu chúng ta sẽ chia đều làm ba.
Thế là sáng hôm sau, vị tướng cầm sẵn cung tên đứng trước hiên nhà của bác nông dân đợi mặt trời mọc, còn người địa chủ thì cầm xẻng để đào đất. Khi mặt trời vừa lên, vị tướng bắn tên một cách chuyên nghiệp. Mũi tên bay thật xa, tất cả họ chạy theo nó cho đến nơi nó rơi xuống và người địa chủ bắt đầu đào một cái hố to.
Thế nhưng ông ta chẳng tìm thấy gì cả ngoài rắc rối to hơn! Mũi tên đã rơi vào vườn thượng uyển của cung điện nhà vua, thế là cả đám bọn họ bị quân lính bắt giữ, xiềng xích và dẫn lên trình nhà vua.
Các ngươi đã phạm trọng tội khi phá hỏng vườn thượng uyển của ta, nhà vua nói. Tại sao các ngươi làm vậy?
Là lỗi tại ông ấy, thưa bệ hạ, vị tướng nói và chỉ vào viên địa chủ.
Là lỗi của hắn, thưa nhà vua, viên địa chủ nói và chỉ vào bác nông dân.
Thưa ngài, lỗi chính là ở vị sư già, bác nông dân thanh minh. Ông ấy bảo chúng tôi sẽ tìm thấy kho báu.
Nhà sư già ư? Nhà vua hỏi tiếp. Các nhà sư già không bao giờ nói dối. Thế ông ta đã bảo các ngươi những gì?
Ông ta bảo chúng tôi đứng trước cửa nhà, mang theo cung tên và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Và tại nơi mũi tên rơi xuống sẽ có kho báu.
Nghe xong, nhà vua vẫn không hiểu vì sao họ vẫn không tìm thấy kho báu. Thế là người cho lính đi tìm vị sư già về cung để nghe ông ta giải thích. Quân lính tìm thấy ông và mang ông về trình diện với đức vua.
Này nhà sư già, đức vua hỏi một cách tôn kính, ông đã khiến tất cả những người này gặp rắc rối vì câu chuyện về kho báu chôn dưới đất của ông. Ông hãy giải thích rõ đi.
Thưa bệ hạ, đó không phải là một câu chuyện bịa đặt. Những vị sư già không bao giờ nói dối. Vị sư già bắt đầu giải thích. Họ không tìm thấy kho báu là vì họ không chịu lắng nghe cho kỹ.
Vậy họ đã bỏ sót phần nào? Nhà vua hỏi.
Thưa bệ hạ, tại sao sáng mai ngài không đến nhà của bác nông dân? Tôi sẽ chỉ cho bệ hạ thấy họ đã làm sai lời tôi dặn như thế nào. Tôi cam đoan ngài sẽ tìm thấy kho báu, nhưng tôi cũng đề nghị là kho báu đó được chia đều cho bốn người là nhà vua, vị tướng, người địa chủ và bác nông dân.
Nhà vua đồng ý.
Thế là sáng hôm sau, nhà vua, vị tướng, người địa chủ và vị sư già có mặt tại túp lều của bác nông dân. Vị sư già lặp lại lời chỉ dẫn của ông.
Hãy đứng trước cửa nhà, mang theo cung tên và ngắm về phía đông, khi mặt trời vừa ló dạng rồi để tên rơi. Tại nơi mũi tên rơi xuống sẽ có kho báu.
Khi đứng trước cửa nhà của bác nông dân, nhà vua cẩn thận quay sang nhà sư để hỏi lại lần nữa cho chắc chắn mình không làm sai.
Thưa bệ hạ, bệ hạ đã làm đúng rồi ạ, nhà sư nói.
Sau đó, nhà vua giương cung tên.
Đúng rồi, thưa bệ hạ.
Và nhà vua ngắm mũi tên về phía mặt trời mọc.
Vẫn đúng, thưa bệ hạ.
Khi mặt trời vừa ló dạng phía chân trời, nhà vua vừa định bắn tên thì vị sư già la lớn:
Dừng lại! Sai rồi, thưa bệ hạ.
Nhà vua dừng tay, nhìn vị sư già đầy lúng túng.
Thưa ngài, ngài hãy nghe đây: rồi để tên rơi.
Nhà vua dừng lại trong giây lát, ngài suy nghĩ, cuối cùng ngài đã hiểu ra và mỉm cười.
Nhà vua buông tay, mũi tên tự rơi xuống đất, nằm giữa hai bàn chân nơi ngài đứng. Sau vài nhát xẻng, họ đã tìm thấy một kho báu lớn đến nỗi chỉ cần một phần tư số đó cũng đủ khiến nhà vua hài lòng chứ đừng nói chi đến vị tướng và người địa chủ hay thậm chí là gia đình bác nông dân.
Nhà sư giải thích thêm rằng, khi ta bắn đi một mũi tên tham vọng nhằm mưu cầu hạnh phúc thì thường là ta chẳng nhận được gì ngoài rắc rối và phiền toái. Nhưng nếu đã giương cung, nhắm bắn rồi mà có thể buông mũi tên dục vọng ra, để nó rơi xuống ngay dưới chân, thì đó chính là lúc bạn tìm ra kho báu của sự viên mãn, nó đầy, nó nhiều đến nỗi ngay cả các vị vua cũng lấy làm hài lòng.
Lắm khi trong cuộc sống, chúng ta cũng như vị vua, viên tướng quân, người địa chủ và bác nông dân trong câu chuyện trên. Chúng ta bắn những mũi tên tham vọng đi thật xa, để mong tìm thấy hạnh phúc, nhưng lại không biết rằng hạnh phúc vốn ở rất gần. Đã có không ít người vì mải mê tìm hạnh phúc ở một nơi nào đó, mà quên đi hạnh phúc đang bên cạnh mình, để đến khi hạnh phúc vụt mất đi rồi, mới giật mình thốt lên hai chữ "phải chi…". Nhiều người trẻ vì mong muốn một cuộc sống sung túc nơi đô thành mà lao vào công việc, ít dành thời gian để thăm nom, chăm sóc cha mẹ, để đến khi họ không còn bên mình nữa, mới mong ước được nghe tiếng la rầy nhắc nhở của cha mẹ, mà chẳng bao giờ được nghe nữa….
Hạnh phúc thật sự ra rất gần gũi với chúng ta, đó có thể là một bữa cơm gia đình có đầy đủ các thành viên, là nụ cười mãn nguyện của cha mẹ vì biết con mình đã làm hết sức, là khi những người bạn bè hay đồng nghiệp cùng ôm chầm lấy nhau để chia sẻ thành công lẫn thất bại, hay chỉ đơn giản như cách nhà báo người Mỹ Frank Typer định nghĩa: "Làm điều bạn thích là tự do. Thích điều bạn làm là hạnh phúc".
Có vô số cách để định nghĩa về hạnh phúc, điều bạn cần làm hãy thả lỏng mình, buông mũi tên tham vọng xuống, để có thể nhận lấy hạnh phúc mà bạn xứng đáng có được và bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về điều đó.
saving score / loading statistics ...