Text Practice Mode
Cách để Xác định Niềm đam mê-P2
created Nov 26th 2018, 03:02 by Thao Hoang
3
2199 words
4 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Đặt mục tiêu
Mục tiêu này có thể lớn lao, như là “tìm một công việc mới”, hoặc nhỏ hơn như là “theo một khóa nghệ thuật”. Để đặt được mục tiêu trong tầm với, hãy cân nhắc những điều sau:
Ai chịu trách nhiệm cho việc đạt được mục tiêu này? Trong đa số trường hợp người đó là bạn, nhưng nếu mục tiêu bao gồm cả những người khác nữa, như “dành nhiều thời gian hơn cho gia đình” – thì những người này cũng có trách nhiệm trong việc hiện thực hóa mục tiêu.
Chi tiết mục tiêu của bạn là gì? Một trong những lý do mọi người không đạt được mục tiêu là do chúng quá mơ hồ. Càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, “học để có chút chất nghệ sĩ” nghe quá to tát. “Theo một lớp vẽ để khám phá phần nghệ sĩ trong con người mình” sẽ dễ thực hiện hơn.
Khi nào bạn sẽ hoàn thành mỗi chặng của mục tiêu? Nhiều mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu lớn hay phức tạp, cần chia thành nhiều giai đoạn. Hãy xác định khi nào bạn cần hoàn thành mỗi chặng. Ví dụ “Tìm một khóa nghệ thuật quanh đây tuần này. Đăng ký lớp và mua đồ dùng tuần tới. Bắt đầu học vào tuần sau nữa”.
Những mục tiêu này sẽ thực hiện ở đâu? Có nhiều mục tiêu, chẳng hạn “tập thể dục nhiều hơn”, có ý tưởng về nơi chốn định làm có thể sẽ hữu ích. Ví dụ, nếu bạn muốn tập thể dục 3 lần một tuần, hãy xác định bạn muốn tới phòng tập, đi chạy, tập tại nhà hay theo lớp.
Bạn sẽ hoàn thành mỗi chặng như thế nào? Câu hỏi này giúp bạn xác định khung mục tiêu. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là “Du lịch nước Pháp”, hãy xác định những gì cần làm cho từng giai đoạn, ví dụ “tìm kiếm trên các trang du lịch”, “nói chuyện với những người bạn đã từng tới Pháp”, “đặt vé”, “lấy hộ chiếu”…
Tại sao bạn lại đang làm điều này? Động lực sáng tỏ sẽ khiến bạn dễ đạt được mục tiêu hơn. Việc hoàn thành mục tiêu này sẽ giúp bạn thỏa mãn đam mê thế nào?
Tránh xa thói “ừ-nhưng”. Bậc thầy phát triển bản thân Martha Beck dùng thuật ngữ này để chỉ nỗi sợ khiến bạn tránh xa việc thử những điều mới lạ. “Ừ” chính là sự phấn khích hoặc cảm hứng thúc đẩy bạn tìm kiếm niềm đam mê. “Nhưng” là khởi đầu của nỗi sợ hãi đẩy bạn xa rời việc theo đuổi nó.
Lần tiếp theo nếu bạn thấy mình nghĩ “Ừ, chu du thế giới/ xây chuồng chim/ tìm một công việc mới…sẽ hay ho đấy, nhưng…” hãy dừng ngay ở đó.
Hãy tự hỏi: có phải bạn thực sự không vượt qua được chữ “nhưng”, nói cách khác là khó khăn hoặc chướng ngại là gì? Hay bạn chỉ cần một chút sáng tạo để khéo léo xử lý nó?
Ví dụ, mục tiêu của bạn có thể là “Mình muốn du lịch thế giới, nhưng mình không có tiền”. Có vẻ đây là một trở ngại không thể vượt qua, nhưng thực ra có vài cách thu xếp. Ghi nhớ mục tiêu để tiết kiệm tiền. Bán tất cả đồ đạc và dùng tiền lời đi chơi. Đi nhờ xe và trông chờ vào lòng tốt từ người lạ. Luôn có những cách thực hiện những điều quan trọng đối với bạn.
Thực hành việc quyết tâm. Một trong những điều dễ hủy hoại việc theo đuổi đam mê nhất là nỗi sợ hãi. Khi sợ hãi làm chủ quyết định của bạn, bạn không còn mạo hiểm hay cho phép mình bị tổn thương. Khả năng tổn thương và sự cởi mở là hai điều then chốt để kết nối với chính mình và với người khác.Nỗi sợ thường xảy ra khi bạn tập trung quá nhiều vào việc có thể xảy ra đến nỗi bạn không chấp nhận những gì đang diễn ra. Thực hành sự chú tâm có thể giúp bạn điều này.
Thực hành nhận diện nỗi sợ. Đừng phán xét nó. Hãy thừa nhận những cảm giác của bạn ngay lúc này. Ví dụ, “Mình thấy sợ mạo hiểm lần này vì có thể nó sẽ chẳng đi đến đâu.” Hãy tự trấn an bản thân, chẳng hạn “Mình không thể kiểm soát diễn tiến mọi việc. Mình chỉ có thể kiểm soát những hành động của chính mình mà thôi”.
Đừng cố gắng kìm nén nỗi sợ. Kìm nén cảm xúc sẽ chỉ khiến nó quay trở lại mạnh mẽ hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy ngồi xuống cùng cảm xúc một lát. Khám phá nó. Hãy đối xử tốt với bản thân và nhắc nhở chính mình rằng việc cảm nhận mọi cảm xúc, kể cả nỗi sợ hãi, làm một điều tự nhiên.
Hãy thử tĩnh tâm. Tĩnh tâm có thể giúp bạn khám phá cảm xúc mà không phán xét nó, và giúp bạn đi qua nỗi sợ. UCLA cung cấp MP3 miễn phí về tĩnh tâm theo hướng dẫn. Bạn cũng có thể tìm thấy các video miễn phí và tài liệu hướng dẫn tại trang của Harvard Pilgrim.
Hãy kiên nhẫn với chính mình. Tìm kiếm đam mê có nghĩa là thử nghiệm, và thử nghiệm thì mất thời gian. Bạn có thể phải thử một số ý tưởng trước khi tìm được một ý tưởng thực sự “khớp” với mình. Nhiều người thất bại trong việc tìm kiếm đam mê vì họ đã rời bỏ nó khi gặp khó khăn.
Chấp nhận rằng bạn có thể gặp một vài trở ngại và thách thức trên hành trình tìm kiếm đam mê. Đây cũng là một điều bình thường. Hãy coi mọi thử thách là một trải nghiệm để học hỏi. Khi bạn thực sự tìm thấy đam mê, bạn đã tích lũy được cả một kho tàng kinh nghiệm và học vấn từ việc theo đuổi nó.
Hãy đối xử tốt với bản thân. Một số người có thể phán xét về đam mê của bạn, họ nghĩ rằng nó ngớ ngẩn, ấu trĩ, ngô nghê, hoặc chẳng qua chỉ là tẻ nhạt. Đừng để những chỉ trích của bất cứ ai trở thành vật cản trên con đường của mình, bởi vì đam mê của bạn chính là của bạn. Bạn không nợ ai ngoài chính mình lời giải thích cho lựa chọn của bản thân.
Biến Niềm yêu thích Thành Lợi thế
Hãy đánh thức niềm đam mê con trẻ. Bạn có thể thấy cuộc sống của mình đã trở nên quá đều đều tẻ nhạt để mơ mộng và đam mê, nhưng sẽ đến một thời điểm bạn thực sự mong ước theo đuổi một điều gì đó mạo hiểm và thú vị. Hãy nghĩ về đứa trẻ trong bạn, và những điều bạn mơ ước làm khi còn nhỏ, hoặc thậm chí cả khi đã là thiếu niên. Tìm xem có cách nào để bạn kết nối lại với những đam mê này không.
Nếu trong quá khứ bạn luôn muốn trở thành phi hành gia, ý tưởng này có thể không còn đủ sức hấp dẫn ở thời điểm hiện tại nữa. Hãy tìm ra lý do tại sao ban đầu nó lại hấp dẫn bạn đến thế -- có thể vì nó liên quan đến việc khám phá không gian, khoa học, hay thám hiểm -- và nghĩ xem bạn có thể tìm thấy đam mê mới từ đó không.
Hãy dũng cảm. Nếu bạn muốn trở thành ca sĩ hay diễn viên, không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ.
Đáng tiếc là, bạn có thể sẽ phải tiếp cận một cách thực tế trong một vài trường hợp. Nếu bạn muốn trở thành một vận động viên thể dục dụng cụ Olympic khi bạn 10 tuổi và giờ bạn đã 40, sẽ khó có khả năng trong tương lai bạn giành được chiếc huy chương vàng. Nếu bạn đã từng thực sự đam mê thể dục dụng cụ, hãy xem bạn có thể thực hiện nó theo những cách khác không, như trở thành huấn luyện viên, hướng dẫn, hay tham gia vào một trung tâm thẩm mỹ trong một vai trò nào đó.
Nếu bạn đủ may mắn duy trì thói quen nhật ký khi còn trẻ, hãy đọc lại nó. Hãy xem đam mê nào đánh thức sự thích thú trong bạn, và mơ ước nào bạn viết đi viết lại nhiều lần.
Kết hợp những tài năng của bạn. Có thể bạn có nhiều hơn một tài năng. Có lẽ bạn rất giỏi trò xe đạp mạo hiểm (BMX) và bạn thích viết lách. Hãy thử hình dung bạn đang viết sách về xe đạp mạo hiểm cùng những kỹ thuật của nó, hay một câu chuyện có thật về những tay lái đã bắt tay thực hiện thú vui ưa thích của họ thế nào. Sau đây là một vài cách khác để kết hợp tài năng của bạn:
Có thể bạn thích viết thơ và những vũ điệu trình diễn; liệu bạn có thể trình diễn bài thơ của mình, hay sáng tác một bài về tình yêu dành cho điệu nhảy?
Nếu bạn là một người viết có tài, hãy tận dụng tối đa kỹ năng này. Nếu bạn yêu một điều gì đó, viết blog hoặc tạo một website sẽ giúp chia sẻ niềm đam mê, sử dụng kỹ năng viết lách, và phát triển tình yêu dành cho việc mình làm.
Nếu bạn có niềm đam mê ngoại ngữ và một lĩnh vực không liên quan, như kinh doanh xanh, hãy thử dùng kỹ năng ngôn ngữ làm nhà biên dịch hoặc phiên dịch trong lĩnh vực đó.
Hãy biến một sở thích thành đam mê toàn thời gian. Nếu đã có một điều gì đó trong cuộc sống khiến bạn ngập trong sự hứng thú, niềm vui, và tạo ra giá trị bản thân, tại sao không thử biến nó thành một nỗ lực toàn thời gian? Mặc dù có thể sự thay đổi lớn trong cuộc sống sẽ khiến bạn lo sợ, nếu bạn biết bạn đã yêu một điều nào đó, hãy dành nhiều thời gian hơn nữa cho nó để xem đó có thực sự là đam mê của mình không.
Sở thích của bạn có thể là bất kỳ điều gì, từ đồ sứ, vẽ vời, hay thi ca, tới dạy yoga hay in ấn.
Nếu bạn không thể kiếm tiền từ đam mê của mình (như chạy marathon chẳng hạn), bạn có thể tìm cách nào đó biến sở thích này thành đam mê bằng việc tham gia vào nó theo một cách nào đấy.
Bạn có thể từ từ dành nhiều thời gian hơn cho sở thích để xem liệu nó có phải là đam mê của mình không. Nếu bạn sợ phải từ bỏ tất cả mọi thứ và cống hiến bản thân cho sở thích này toàn thời gian, vậy hãy chia nhỏ từng bước.
Hãy nhớ rằng bạn không phải làm việc kiếm tiền để biến nó thành đam mê. Nếu bạn thích marathon nhưng không có cách nào biến nó thành sự nghiệp, vậy bạn chỉ cần luyện tập và chạy thôi.
Hãy làm điều bạn luôn mơ ước. Cho dù điều này có táo bạo, mạo hiểm hay phi thực tế đến đâu, bạn nên thực hiện nó một cách chăm chỉ để biến giấc mơ thành hiện thực. Ai mà biết được – có thể bạn sẽ thử điệu nhảy salsa và nhận ra nó không dành cho mình, hay bạn sẽ du lịch tới Galapagos và cảm thấy chẳng có chút cảm hứng nào. Tuy nhiên, dũng cảm thực hiện điều bạn luôn mơ ước sẽ giúp bạn thắp lên ngọn lửa động cơ trong mình.
Hãy quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình bất kể những ràng buộc đời sống và tài chính. Hãy lập kế hoạch cho phép bạn thử thực hiện mơ ước, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn. Có thể phải dành ra một khoảng thời gian tiết kiệm để theo đuổi giấc mơ hoặc thu xếp hợp lý, nhưng điều này là hoàn toàn đáng giá.
Nếu bạn sợ thử điều mới, như leo núi, hãy đề nghị bạn bè trợ giúp. Bạn không việc gì phải thử một điều mới mẻ và sợ hãi một mình.
Bắt đầu nói về việc định làm trước khi bạn thực hiện nó. Nếu bạn thực sự muốn xây căn nhà trên cây của riêng mình, bắt đầu bằng việc kể với mọi người về nó. Điều này sẽ khiến việc biến giấc mơ thành hiện thực trở nên gần hơn. Ít có khả năng bạn sẽ lùi bước hơn một khi mọi người đã biết bạn muốn theo đuổi giấc mơ của mình.
Mục tiêu này có thể lớn lao, như là “tìm một công việc mới”, hoặc nhỏ hơn như là “theo một khóa nghệ thuật”. Để đặt được mục tiêu trong tầm với, hãy cân nhắc những điều sau:
Ai chịu trách nhiệm cho việc đạt được mục tiêu này? Trong đa số trường hợp người đó là bạn, nhưng nếu mục tiêu bao gồm cả những người khác nữa, như “dành nhiều thời gian hơn cho gia đình” – thì những người này cũng có trách nhiệm trong việc hiện thực hóa mục tiêu.
Chi tiết mục tiêu của bạn là gì? Một trong những lý do mọi người không đạt được mục tiêu là do chúng quá mơ hồ. Càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, “học để có chút chất nghệ sĩ” nghe quá to tát. “Theo một lớp vẽ để khám phá phần nghệ sĩ trong con người mình” sẽ dễ thực hiện hơn.
Khi nào bạn sẽ hoàn thành mỗi chặng của mục tiêu? Nhiều mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu lớn hay phức tạp, cần chia thành nhiều giai đoạn. Hãy xác định khi nào bạn cần hoàn thành mỗi chặng. Ví dụ “Tìm một khóa nghệ thuật quanh đây tuần này. Đăng ký lớp và mua đồ dùng tuần tới. Bắt đầu học vào tuần sau nữa”.
Những mục tiêu này sẽ thực hiện ở đâu? Có nhiều mục tiêu, chẳng hạn “tập thể dục nhiều hơn”, có ý tưởng về nơi chốn định làm có thể sẽ hữu ích. Ví dụ, nếu bạn muốn tập thể dục 3 lần một tuần, hãy xác định bạn muốn tới phòng tập, đi chạy, tập tại nhà hay theo lớp.
Bạn sẽ hoàn thành mỗi chặng như thế nào? Câu hỏi này giúp bạn xác định khung mục tiêu. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là “Du lịch nước Pháp”, hãy xác định những gì cần làm cho từng giai đoạn, ví dụ “tìm kiếm trên các trang du lịch”, “nói chuyện với những người bạn đã từng tới Pháp”, “đặt vé”, “lấy hộ chiếu”…
Tại sao bạn lại đang làm điều này? Động lực sáng tỏ sẽ khiến bạn dễ đạt được mục tiêu hơn. Việc hoàn thành mục tiêu này sẽ giúp bạn thỏa mãn đam mê thế nào?
Tránh xa thói “ừ-nhưng”. Bậc thầy phát triển bản thân Martha Beck dùng thuật ngữ này để chỉ nỗi sợ khiến bạn tránh xa việc thử những điều mới lạ. “Ừ” chính là sự phấn khích hoặc cảm hứng thúc đẩy bạn tìm kiếm niềm đam mê. “Nhưng” là khởi đầu của nỗi sợ hãi đẩy bạn xa rời việc theo đuổi nó.
Lần tiếp theo nếu bạn thấy mình nghĩ “Ừ, chu du thế giới/ xây chuồng chim/ tìm một công việc mới…sẽ hay ho đấy, nhưng…” hãy dừng ngay ở đó.
Hãy tự hỏi: có phải bạn thực sự không vượt qua được chữ “nhưng”, nói cách khác là khó khăn hoặc chướng ngại là gì? Hay bạn chỉ cần một chút sáng tạo để khéo léo xử lý nó?
Ví dụ, mục tiêu của bạn có thể là “Mình muốn du lịch thế giới, nhưng mình không có tiền”. Có vẻ đây là một trở ngại không thể vượt qua, nhưng thực ra có vài cách thu xếp. Ghi nhớ mục tiêu để tiết kiệm tiền. Bán tất cả đồ đạc và dùng tiền lời đi chơi. Đi nhờ xe và trông chờ vào lòng tốt từ người lạ. Luôn có những cách thực hiện những điều quan trọng đối với bạn.
Thực hành việc quyết tâm. Một trong những điều dễ hủy hoại việc theo đuổi đam mê nhất là nỗi sợ hãi. Khi sợ hãi làm chủ quyết định của bạn, bạn không còn mạo hiểm hay cho phép mình bị tổn thương. Khả năng tổn thương và sự cởi mở là hai điều then chốt để kết nối với chính mình và với người khác.Nỗi sợ thường xảy ra khi bạn tập trung quá nhiều vào việc có thể xảy ra đến nỗi bạn không chấp nhận những gì đang diễn ra. Thực hành sự chú tâm có thể giúp bạn điều này.
Thực hành nhận diện nỗi sợ. Đừng phán xét nó. Hãy thừa nhận những cảm giác của bạn ngay lúc này. Ví dụ, “Mình thấy sợ mạo hiểm lần này vì có thể nó sẽ chẳng đi đến đâu.” Hãy tự trấn an bản thân, chẳng hạn “Mình không thể kiểm soát diễn tiến mọi việc. Mình chỉ có thể kiểm soát những hành động của chính mình mà thôi”.
Đừng cố gắng kìm nén nỗi sợ. Kìm nén cảm xúc sẽ chỉ khiến nó quay trở lại mạnh mẽ hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy ngồi xuống cùng cảm xúc một lát. Khám phá nó. Hãy đối xử tốt với bản thân và nhắc nhở chính mình rằng việc cảm nhận mọi cảm xúc, kể cả nỗi sợ hãi, làm một điều tự nhiên.
Hãy thử tĩnh tâm. Tĩnh tâm có thể giúp bạn khám phá cảm xúc mà không phán xét nó, và giúp bạn đi qua nỗi sợ. UCLA cung cấp MP3 miễn phí về tĩnh tâm theo hướng dẫn. Bạn cũng có thể tìm thấy các video miễn phí và tài liệu hướng dẫn tại trang của Harvard Pilgrim.
Hãy kiên nhẫn với chính mình. Tìm kiếm đam mê có nghĩa là thử nghiệm, và thử nghiệm thì mất thời gian. Bạn có thể phải thử một số ý tưởng trước khi tìm được một ý tưởng thực sự “khớp” với mình. Nhiều người thất bại trong việc tìm kiếm đam mê vì họ đã rời bỏ nó khi gặp khó khăn.
Chấp nhận rằng bạn có thể gặp một vài trở ngại và thách thức trên hành trình tìm kiếm đam mê. Đây cũng là một điều bình thường. Hãy coi mọi thử thách là một trải nghiệm để học hỏi. Khi bạn thực sự tìm thấy đam mê, bạn đã tích lũy được cả một kho tàng kinh nghiệm và học vấn từ việc theo đuổi nó.
Hãy đối xử tốt với bản thân. Một số người có thể phán xét về đam mê của bạn, họ nghĩ rằng nó ngớ ngẩn, ấu trĩ, ngô nghê, hoặc chẳng qua chỉ là tẻ nhạt. Đừng để những chỉ trích của bất cứ ai trở thành vật cản trên con đường của mình, bởi vì đam mê của bạn chính là của bạn. Bạn không nợ ai ngoài chính mình lời giải thích cho lựa chọn của bản thân.
Biến Niềm yêu thích Thành Lợi thế
Hãy đánh thức niềm đam mê con trẻ. Bạn có thể thấy cuộc sống của mình đã trở nên quá đều đều tẻ nhạt để mơ mộng và đam mê, nhưng sẽ đến một thời điểm bạn thực sự mong ước theo đuổi một điều gì đó mạo hiểm và thú vị. Hãy nghĩ về đứa trẻ trong bạn, và những điều bạn mơ ước làm khi còn nhỏ, hoặc thậm chí cả khi đã là thiếu niên. Tìm xem có cách nào để bạn kết nối lại với những đam mê này không.
Nếu trong quá khứ bạn luôn muốn trở thành phi hành gia, ý tưởng này có thể không còn đủ sức hấp dẫn ở thời điểm hiện tại nữa. Hãy tìm ra lý do tại sao ban đầu nó lại hấp dẫn bạn đến thế -- có thể vì nó liên quan đến việc khám phá không gian, khoa học, hay thám hiểm -- và nghĩ xem bạn có thể tìm thấy đam mê mới từ đó không.
Hãy dũng cảm. Nếu bạn muốn trở thành ca sĩ hay diễn viên, không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ.
Đáng tiếc là, bạn có thể sẽ phải tiếp cận một cách thực tế trong một vài trường hợp. Nếu bạn muốn trở thành một vận động viên thể dục dụng cụ Olympic khi bạn 10 tuổi và giờ bạn đã 40, sẽ khó có khả năng trong tương lai bạn giành được chiếc huy chương vàng. Nếu bạn đã từng thực sự đam mê thể dục dụng cụ, hãy xem bạn có thể thực hiện nó theo những cách khác không, như trở thành huấn luyện viên, hướng dẫn, hay tham gia vào một trung tâm thẩm mỹ trong một vai trò nào đó.
Nếu bạn đủ may mắn duy trì thói quen nhật ký khi còn trẻ, hãy đọc lại nó. Hãy xem đam mê nào đánh thức sự thích thú trong bạn, và mơ ước nào bạn viết đi viết lại nhiều lần.
Kết hợp những tài năng của bạn. Có thể bạn có nhiều hơn một tài năng. Có lẽ bạn rất giỏi trò xe đạp mạo hiểm (BMX) và bạn thích viết lách. Hãy thử hình dung bạn đang viết sách về xe đạp mạo hiểm cùng những kỹ thuật của nó, hay một câu chuyện có thật về những tay lái đã bắt tay thực hiện thú vui ưa thích của họ thế nào. Sau đây là một vài cách khác để kết hợp tài năng của bạn:
Có thể bạn thích viết thơ và những vũ điệu trình diễn; liệu bạn có thể trình diễn bài thơ của mình, hay sáng tác một bài về tình yêu dành cho điệu nhảy?
Nếu bạn là một người viết có tài, hãy tận dụng tối đa kỹ năng này. Nếu bạn yêu một điều gì đó, viết blog hoặc tạo một website sẽ giúp chia sẻ niềm đam mê, sử dụng kỹ năng viết lách, và phát triển tình yêu dành cho việc mình làm.
Nếu bạn có niềm đam mê ngoại ngữ và một lĩnh vực không liên quan, như kinh doanh xanh, hãy thử dùng kỹ năng ngôn ngữ làm nhà biên dịch hoặc phiên dịch trong lĩnh vực đó.
Hãy biến một sở thích thành đam mê toàn thời gian. Nếu đã có một điều gì đó trong cuộc sống khiến bạn ngập trong sự hứng thú, niềm vui, và tạo ra giá trị bản thân, tại sao không thử biến nó thành một nỗ lực toàn thời gian? Mặc dù có thể sự thay đổi lớn trong cuộc sống sẽ khiến bạn lo sợ, nếu bạn biết bạn đã yêu một điều nào đó, hãy dành nhiều thời gian hơn nữa cho nó để xem đó có thực sự là đam mê của mình không.
Sở thích của bạn có thể là bất kỳ điều gì, từ đồ sứ, vẽ vời, hay thi ca, tới dạy yoga hay in ấn.
Nếu bạn không thể kiếm tiền từ đam mê của mình (như chạy marathon chẳng hạn), bạn có thể tìm cách nào đó biến sở thích này thành đam mê bằng việc tham gia vào nó theo một cách nào đấy.
Bạn có thể từ từ dành nhiều thời gian hơn cho sở thích để xem liệu nó có phải là đam mê của mình không. Nếu bạn sợ phải từ bỏ tất cả mọi thứ và cống hiến bản thân cho sở thích này toàn thời gian, vậy hãy chia nhỏ từng bước.
Hãy nhớ rằng bạn không phải làm việc kiếm tiền để biến nó thành đam mê. Nếu bạn thích marathon nhưng không có cách nào biến nó thành sự nghiệp, vậy bạn chỉ cần luyện tập và chạy thôi.
Hãy làm điều bạn luôn mơ ước. Cho dù điều này có táo bạo, mạo hiểm hay phi thực tế đến đâu, bạn nên thực hiện nó một cách chăm chỉ để biến giấc mơ thành hiện thực. Ai mà biết được – có thể bạn sẽ thử điệu nhảy salsa và nhận ra nó không dành cho mình, hay bạn sẽ du lịch tới Galapagos và cảm thấy chẳng có chút cảm hứng nào. Tuy nhiên, dũng cảm thực hiện điều bạn luôn mơ ước sẽ giúp bạn thắp lên ngọn lửa động cơ trong mình.
Hãy quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình bất kể những ràng buộc đời sống và tài chính. Hãy lập kế hoạch cho phép bạn thử thực hiện mơ ước, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn. Có thể phải dành ra một khoảng thời gian tiết kiệm để theo đuổi giấc mơ hoặc thu xếp hợp lý, nhưng điều này là hoàn toàn đáng giá.
Nếu bạn sợ thử điều mới, như leo núi, hãy đề nghị bạn bè trợ giúp. Bạn không việc gì phải thử một điều mới mẻ và sợ hãi một mình.
Bắt đầu nói về việc định làm trước khi bạn thực hiện nó. Nếu bạn thực sự muốn xây căn nhà trên cây của riêng mình, bắt đầu bằng việc kể với mọi người về nó. Điều này sẽ khiến việc biến giấc mơ thành hiện thực trở nên gần hơn. Ít có khả năng bạn sẽ lùi bước hơn một khi mọi người đã biết bạn muốn theo đuổi giấc mơ của mình.
saving score / loading statistics ...