Text Practice Mode
Cách để Xác định Niềm đam mê-P1
created Nov 24th 2018, 03:08 by Thao Hoang
3
1897 words
15 completed
3
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Đam mê là lý do bạn thức dậy mỗi sáng, và chỉ cần nghĩ đến nó thôi cũng đủ để bạn hào hứng thức khuya hàng đêm. Đam mê cũng có thể là cảm giác âm thầm hài lòng, biết rằng bạn đang sống cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác ngay được niềm đam mê của mình. Đừng lo – cho dù bạn đang tìm kiếm niềm đam mê để theo đuổi một công việc mới, hoặc đang tìm kiếm một sở thích hay hoạt động để đắm mình, có rất nhiều điều bạn có thể làm để xác định niềm đam mê của mình.
PHẦN MỘT: Xác định Bạn là Ai
Nghĩ xem điều gì thúc đẩy các quyết định của bạn. Một số người thường lắng nghe quá nhiều “con người xã hội” của họ, phần tính cách muốn hòa nhập, muốn được người khác nghĩ tốt về mình, và muốn tuân thủ những quy tắc. Trong khi mong muốn trở thành một phần của cộng đồng là hoàn toàn chính đáng, nếu bạn lấy những gì người “khác” nghĩ là hợp lý đối với mình làm cơ sở để quyết định mọi việc, rốt cuộc bạn sẽ cảm thấy dường như bạn đã đánh mất phương hướng của mình.
Điều này có thể xảy đến với bạn vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, nhưng bạn sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương khi còn trẻ do bạn cảm thấy bị buộc phải lắng nghe cha mẹ hoặc những những người có chức quyền hơn mình.
Ngừng ngay việc tự nhủ bản thân “nên này nên nọ”. Thuật ngữ này bắt nguồn từ nhà tâm lý học Clayton Barbeau, người đã dùng nó để mô tả những điều sẽ xảy đến khi bạn để cho những áp lực từ bên ngoài định hình những gì bạn nghĩ mình “nên” làm.[3] Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy chán chường và bất mãn với lựa chọn của mình bởi chúng xuất phát từ cảm giác tội lỗi và sợ sệt hơn là lựa chọn đúng nghĩa.[4] Hãy gắng nghĩ về những điều bạn “muốn” làm, chứ không phải những gì bạn cảm giác “nên” làm do ai đó bảo rằng bạn nên làm nó.
“Đam mê” bắt nguồn từ “chân thực”, cảm thấy rằng bạn hãnh diện với bản thân trong các quyết định của mình mà không phải cố tỏ ra hay làm hài lòng ai khác. Đây là một điều rất cá nhân, và không ai có thể nói cho bạn biết điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy “chân thực”; chỉ riêng mình bạn mới có thể nhận ra nó.
Xác định giá trị của bạn. Giá trị của bạn là những niềm tin cốt lõi trong cuộc sống. Chúng có thể mang tính tôn giáo hoặc tâm linh, nhưng chúng phản chiếu tính cách của bạn và những điều khiến bạn thỏa mãn nhất.[6] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn không sống theo những giá trị của mình, bạn có thể cảm thấy bất hạnh và không có động lực. Bạn cũng có khả năng trì hoãn nhiều hơn vì không còn thấy ý nghĩa trong các hoạt động của mình.
Nếu bạn chưa bao giờ suy nghĩ đủ sâu về những điều mình trân trọng trong cuộc sống – hoặc những nhu cầu và khát vọng của người khác luôn được ưu tiên đặt trên nhu cầu bản thân, việc xác định có thể sẽ khó khăn hơn. Hãy dành thời gian nhìn lại những trải nghiệm quá khứ và nghĩ về điều khiến bạn cảm thấy “hài lòng” về cuộc sống của mình.
Tự vấn bản thân. Nhiều người không bao giờ chịu ngồi xuống để thực sự nghĩ xem những giá trị của họ là gì. Hãy dành thời gian cho bản thân và tự hỏi những gì khiến bạn cảm thấy “hài lòng”, và những hoạt động nào chẳng mang lại chút giá trị nào.
Nghĩ về những lúc bạn cảm thấy hạnh phúc nhất. Bạn đang làm gì lúc đó? Ai đã ở bên bạn? Tại sao bạn nghĩ việc đó có liên quan tới cảm giác hạnh phúc của bạn? Bạn có thể làm gì để sống lại cảm giác đó trong những mặt khác của cuộc sống?
Nghĩ về những lúc bạn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng. Nhu cầu hay khát vọng nào đã được thỏa mãn? Trải nghiệm ý nghĩa gì lúc đó? Tại sao bạn lại nghĩ như vậy?
Có chủ đề nào khiến bạn hứng khởi khi nghĩ hay bàn về nó không? Điều gì trong những chủ đề này đã ảnh hưởng tới bạn?
Hãy cân nhắc bạn sẽ cứu thứ gì nếu ngôi nhà bốc cháy (giả sử mọi người và thú cưng đã an toàn rồi). Những món đồ đó có ý nghĩa gì đối với bạn? Chúng cho biết điều gì về những giá trị bạn cho là quan trọng?
Nếu bạn có thể thay đổi chỉ một điều trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, lối xóm, hoặc thậm chí cả thế giới, bạn sẽ thay đổi điều gì và tại sao bạn lại thay đổi nó?
Hãy tìm ra các cấu trúc và điểm chung trong những câu trả lời của bạn. Một khi bạn đã nghĩ về những câu trả lời cho các câu hỏi trên (và thậm chí có cả những câu hỏi của riêng mình), hãy xem xét những câu trả lời đó. Điều gì có thể khiến bạn hạnh phúc và hỗ trợ mục đích sống của bạn? Điều gì không hẳn đã thỏa mãn như bạn kỳ vọng? Hãy nhìn vào danh mục các giá trị phổ biến tại MindTools để xác định cho chính mình.
Ví dụ, có thể bạn nhớ đã hãnh diện về bản thân khi tự mình đạt được điều gì đó. Việc này chỉ ra những giá trị như sự độc lập, khả năng tự lực, và tham vọng.
Bạn cũng có thể cảm thấy thỏa mãn nhất khi thể hiện bản thân qua những tác phẩm nghệ thuật. Điều này cho thấy những giá trị như sự sáng tạo, tìm tòi và khả năng tưởng tượng.
Có thể bạn thấy hạnh phúc nhất khi giúp lũ trẻ với đống bài vở, hoặc giúp hàng xóm việc sân vườn. Điều này chỉ ra những giá trị như sự hỗ trợ, cộng đồng và việc đóng góp tích cực cho xã hội.
Hãy nhớ rằng giá trị của bạn là “của bạn”. Đừng đánh giá chúng theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác. Một số người đề cao sự Bột Phát hoặc tính Cạnh Tranh, trong khi những người khác lại có giá trị là Sự Quy Củ hay Làm Việc Nhóm. Không có phương án nào “tốt hơn” những phương án khác cả.
Hãy nghĩ về những gì bạn thích làm. Hãy nhìn lại mình và xem có đúng là bạn đang làm điều mình thích -- chỉ là không làm thường xuyên mà thôi. Xác định bạn thực sự thích gì và chuyển hóa nó một cách tích cực thành đam mê có thể giúp bạn biết được những khao khát trong tim. Đây là một vài câu hỏi dành cho bản thân:[16]
Mục đích của mình là gì?
Phần lớn thời gian mình làm gì?
Mình luôn cố gắng làm điều gì?
Điều gì là đặc trưng của mình?
Nếu mình có thể làm một điều cho tới cuối đời, đó sẽ là gì?
Mình thích làm gì?
Mình sẽ làm gì, thậm chí nếu như không được trả công?
Việc gì khiến mình cảm thấy như chẳng còn bất cứ điều gì khác?
Hoạt động nào phù hợp với con người mình nhất?
Điều gì khi làm khiến mình cảm thấy “đúng đắn”, “hay ho” hay “được kết nối”
Nghĩ về những điều bạn luôn mơ ước được làm. Điều này khác với việc lên danh sách mọi thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Bạn sẽ liệt kê tất cả những điều bạn mơ ước được làm, nhưng chưa thực hiện vì bạn không có thời gian, không có tiền, hoặc bởi vì chúng không thực tế hay có phần đáng sợ nữa. Sau đây là một số câu tự hỏi bản thân:
Điều gì mình luôn mơ ước thực hiện nhưng chưa bao giờ làm được?
Điều gì mình muốn làm khi còn nhỏ?
Mình có ước mơ phi thực tế nào đã từ bỏ không?
Mình thích đọc hay tưởng tượng về điều gì?
Có điều gì khiến mình sợ không dám thử vì sẽ đẩy mình rơi khỏi vùng an toàn?
Có điều gì mình luôn muốn làm nhưng chưa làm được vì lý do tài chính?
Có điều gì mình luôn muốn làm nhưng chưa thử vì lo sợ thất bại hoặc chẳng qua chỉ vì không đủ khả năng?
Có điều gì mà một người mình biết làm khiến mình thấy hứng khởi?
Mình sẽ làm gì nếu không bị ràng buộc?
Hãy thử một bảng hình dung. Một bảng hình dung – hay còn gọi là bảng ước mơ hay bảng sáng tạo – có thể hữu ích trong việc khám phá đam mê. Một số người hay tư duy bằng thị giác và phản ứng khá tốt với việc thu thập những thứ đại diện cho những tư tưởng ý nghĩa.
Thu thập những hình ảnh và câu trích dẫn gợi cảm hứng có ý nghĩa đối với bạn. Bạn muốn là ai? Bạn muốn gì trong cuộc sống của mình? Bạn muốn tạo ra điều gì?
Bạn cũng có thể tạo một bảng hình dung trên một trang như Pinterest
Quyết định điều gì có ý nghĩa nhất đối với bạn. Cuộc sống là thỏa hiệp. Bạn không có thời gian hay năng lượng để làm tất cả mọi thứ, nhưng điều quan trọng là cần phải quyết định xem những ưu tiên của mình là gì.[18] Việc xác định được mình trân trọng điều gì nhất trong cuộc sống sẽ tránh cho bạn khỏi những phiền toái bực bội của việc cố gắng có được tất cả mọi thứ, mà điều này hiển nhiên là không thể.
Đam mê công việc có quan trọng không? Bạn có thể sẽ phải hi sinh những mặt khác trong cuộc sống, như sở thích hay sự an toàn về mặt tài chính.
Có tiền để theo đuổi đam mê du lịch hay một sở thích nào đó có quan trọng với bạn không? Bạn có thể phải làm một công việc ổn định, lương cao nhưng kém phần thú vị để chi trả cho đam mê này.
Càng cụ thể càng tốt. “Hạnh phúc” và “Thành công” là hai khái niệm quá mơ hồ. Hãy dựa trên chính những cảm nhận của mình về giá trị và việc tận hưởng để xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc.
Cho dù có phải đánh đổi và thỏa hiệp, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn – và do đó đam mê hơn khi chính mình làm chủ lựa chọn của bản thân. Không phải kỳ vọng của ai khác, mà chính bạn đứng sau lựa chọn của mình.
PHẦN MỘT: Xác định Bạn là Ai
Nghĩ xem điều gì thúc đẩy các quyết định của bạn. Một số người thường lắng nghe quá nhiều “con người xã hội” của họ, phần tính cách muốn hòa nhập, muốn được người khác nghĩ tốt về mình, và muốn tuân thủ những quy tắc. Trong khi mong muốn trở thành một phần của cộng đồng là hoàn toàn chính đáng, nếu bạn lấy những gì người “khác” nghĩ là hợp lý đối với mình làm cơ sở để quyết định mọi việc, rốt cuộc bạn sẽ cảm thấy dường như bạn đã đánh mất phương hướng của mình.
Điều này có thể xảy đến với bạn vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, nhưng bạn sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương khi còn trẻ do bạn cảm thấy bị buộc phải lắng nghe cha mẹ hoặc những những người có chức quyền hơn mình.
Ngừng ngay việc tự nhủ bản thân “nên này nên nọ”. Thuật ngữ này bắt nguồn từ nhà tâm lý học Clayton Barbeau, người đã dùng nó để mô tả những điều sẽ xảy đến khi bạn để cho những áp lực từ bên ngoài định hình những gì bạn nghĩ mình “nên” làm.[3] Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy chán chường và bất mãn với lựa chọn của mình bởi chúng xuất phát từ cảm giác tội lỗi và sợ sệt hơn là lựa chọn đúng nghĩa.[4] Hãy gắng nghĩ về những điều bạn “muốn” làm, chứ không phải những gì bạn cảm giác “nên” làm do ai đó bảo rằng bạn nên làm nó.
“Đam mê” bắt nguồn từ “chân thực”, cảm thấy rằng bạn hãnh diện với bản thân trong các quyết định của mình mà không phải cố tỏ ra hay làm hài lòng ai khác. Đây là một điều rất cá nhân, và không ai có thể nói cho bạn biết điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy “chân thực”; chỉ riêng mình bạn mới có thể nhận ra nó.
Xác định giá trị của bạn. Giá trị của bạn là những niềm tin cốt lõi trong cuộc sống. Chúng có thể mang tính tôn giáo hoặc tâm linh, nhưng chúng phản chiếu tính cách của bạn và những điều khiến bạn thỏa mãn nhất.[6] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn không sống theo những giá trị của mình, bạn có thể cảm thấy bất hạnh và không có động lực. Bạn cũng có khả năng trì hoãn nhiều hơn vì không còn thấy ý nghĩa trong các hoạt động của mình.
Nếu bạn chưa bao giờ suy nghĩ đủ sâu về những điều mình trân trọng trong cuộc sống – hoặc những nhu cầu và khát vọng của người khác luôn được ưu tiên đặt trên nhu cầu bản thân, việc xác định có thể sẽ khó khăn hơn. Hãy dành thời gian nhìn lại những trải nghiệm quá khứ và nghĩ về điều khiến bạn cảm thấy “hài lòng” về cuộc sống của mình.
Tự vấn bản thân. Nhiều người không bao giờ chịu ngồi xuống để thực sự nghĩ xem những giá trị của họ là gì. Hãy dành thời gian cho bản thân và tự hỏi những gì khiến bạn cảm thấy “hài lòng”, và những hoạt động nào chẳng mang lại chút giá trị nào.
Nghĩ về những lúc bạn cảm thấy hạnh phúc nhất. Bạn đang làm gì lúc đó? Ai đã ở bên bạn? Tại sao bạn nghĩ việc đó có liên quan tới cảm giác hạnh phúc của bạn? Bạn có thể làm gì để sống lại cảm giác đó trong những mặt khác của cuộc sống?
Nghĩ về những lúc bạn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng. Nhu cầu hay khát vọng nào đã được thỏa mãn? Trải nghiệm ý nghĩa gì lúc đó? Tại sao bạn lại nghĩ như vậy?
Có chủ đề nào khiến bạn hứng khởi khi nghĩ hay bàn về nó không? Điều gì trong những chủ đề này đã ảnh hưởng tới bạn?
Hãy cân nhắc bạn sẽ cứu thứ gì nếu ngôi nhà bốc cháy (giả sử mọi người và thú cưng đã an toàn rồi). Những món đồ đó có ý nghĩa gì đối với bạn? Chúng cho biết điều gì về những giá trị bạn cho là quan trọng?
Nếu bạn có thể thay đổi chỉ một điều trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, lối xóm, hoặc thậm chí cả thế giới, bạn sẽ thay đổi điều gì và tại sao bạn lại thay đổi nó?
Hãy tìm ra các cấu trúc và điểm chung trong những câu trả lời của bạn. Một khi bạn đã nghĩ về những câu trả lời cho các câu hỏi trên (và thậm chí có cả những câu hỏi của riêng mình), hãy xem xét những câu trả lời đó. Điều gì có thể khiến bạn hạnh phúc và hỗ trợ mục đích sống của bạn? Điều gì không hẳn đã thỏa mãn như bạn kỳ vọng? Hãy nhìn vào danh mục các giá trị phổ biến tại MindTools để xác định cho chính mình.
Ví dụ, có thể bạn nhớ đã hãnh diện về bản thân khi tự mình đạt được điều gì đó. Việc này chỉ ra những giá trị như sự độc lập, khả năng tự lực, và tham vọng.
Bạn cũng có thể cảm thấy thỏa mãn nhất khi thể hiện bản thân qua những tác phẩm nghệ thuật. Điều này cho thấy những giá trị như sự sáng tạo, tìm tòi và khả năng tưởng tượng.
Có thể bạn thấy hạnh phúc nhất khi giúp lũ trẻ với đống bài vở, hoặc giúp hàng xóm việc sân vườn. Điều này chỉ ra những giá trị như sự hỗ trợ, cộng đồng và việc đóng góp tích cực cho xã hội.
Hãy nhớ rằng giá trị của bạn là “của bạn”. Đừng đánh giá chúng theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác. Một số người đề cao sự Bột Phát hoặc tính Cạnh Tranh, trong khi những người khác lại có giá trị là Sự Quy Củ hay Làm Việc Nhóm. Không có phương án nào “tốt hơn” những phương án khác cả.
Hãy nghĩ về những gì bạn thích làm. Hãy nhìn lại mình và xem có đúng là bạn đang làm điều mình thích -- chỉ là không làm thường xuyên mà thôi. Xác định bạn thực sự thích gì và chuyển hóa nó một cách tích cực thành đam mê có thể giúp bạn biết được những khao khát trong tim. Đây là một vài câu hỏi dành cho bản thân:[16]
Mục đích của mình là gì?
Phần lớn thời gian mình làm gì?
Mình luôn cố gắng làm điều gì?
Điều gì là đặc trưng của mình?
Nếu mình có thể làm một điều cho tới cuối đời, đó sẽ là gì?
Mình thích làm gì?
Mình sẽ làm gì, thậm chí nếu như không được trả công?
Việc gì khiến mình cảm thấy như chẳng còn bất cứ điều gì khác?
Hoạt động nào phù hợp với con người mình nhất?
Điều gì khi làm khiến mình cảm thấy “đúng đắn”, “hay ho” hay “được kết nối”
Nghĩ về những điều bạn luôn mơ ước được làm. Điều này khác với việc lên danh sách mọi thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Bạn sẽ liệt kê tất cả những điều bạn mơ ước được làm, nhưng chưa thực hiện vì bạn không có thời gian, không có tiền, hoặc bởi vì chúng không thực tế hay có phần đáng sợ nữa. Sau đây là một số câu tự hỏi bản thân:
Điều gì mình luôn mơ ước thực hiện nhưng chưa bao giờ làm được?
Điều gì mình muốn làm khi còn nhỏ?
Mình có ước mơ phi thực tế nào đã từ bỏ không?
Mình thích đọc hay tưởng tượng về điều gì?
Có điều gì khiến mình sợ không dám thử vì sẽ đẩy mình rơi khỏi vùng an toàn?
Có điều gì mình luôn muốn làm nhưng chưa làm được vì lý do tài chính?
Có điều gì mình luôn muốn làm nhưng chưa thử vì lo sợ thất bại hoặc chẳng qua chỉ vì không đủ khả năng?
Có điều gì mà một người mình biết làm khiến mình thấy hứng khởi?
Mình sẽ làm gì nếu không bị ràng buộc?
Hãy thử một bảng hình dung. Một bảng hình dung – hay còn gọi là bảng ước mơ hay bảng sáng tạo – có thể hữu ích trong việc khám phá đam mê. Một số người hay tư duy bằng thị giác và phản ứng khá tốt với việc thu thập những thứ đại diện cho những tư tưởng ý nghĩa.
Thu thập những hình ảnh và câu trích dẫn gợi cảm hứng có ý nghĩa đối với bạn. Bạn muốn là ai? Bạn muốn gì trong cuộc sống của mình? Bạn muốn tạo ra điều gì?
Bạn cũng có thể tạo một bảng hình dung trên một trang như Pinterest
Quyết định điều gì có ý nghĩa nhất đối với bạn. Cuộc sống là thỏa hiệp. Bạn không có thời gian hay năng lượng để làm tất cả mọi thứ, nhưng điều quan trọng là cần phải quyết định xem những ưu tiên của mình là gì.[18] Việc xác định được mình trân trọng điều gì nhất trong cuộc sống sẽ tránh cho bạn khỏi những phiền toái bực bội của việc cố gắng có được tất cả mọi thứ, mà điều này hiển nhiên là không thể.
Đam mê công việc có quan trọng không? Bạn có thể sẽ phải hi sinh những mặt khác trong cuộc sống, như sở thích hay sự an toàn về mặt tài chính.
Có tiền để theo đuổi đam mê du lịch hay một sở thích nào đó có quan trọng với bạn không? Bạn có thể phải làm một công việc ổn định, lương cao nhưng kém phần thú vị để chi trả cho đam mê này.
Càng cụ thể càng tốt. “Hạnh phúc” và “Thành công” là hai khái niệm quá mơ hồ. Hãy dựa trên chính những cảm nhận của mình về giá trị và việc tận hưởng để xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc.
Cho dù có phải đánh đổi và thỏa hiệp, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn – và do đó đam mê hơn khi chính mình làm chủ lựa chọn của bản thân. Không phải kỳ vọng của ai khác, mà chính bạn đứng sau lựa chọn của mình.
saving score / loading statistics ...